Minh bạch và đánh giá tính minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của tòa án ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Ngọc Chí

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 340 Law

Thông tin xuất bản: Luật học (ĐHQG Hà Nội), 2021

Mô tả vật lý: 45305

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420231

Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra cùng với sự thể hiện công khai, minh bạch thì đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của tòa án là đòi hỏi khách quan trong nhà nước pháp quyền. Tuy nhiên, mỗi hình thức tổ chức thực hiện quyền tư pháp và mỗi phương thức thiết kế bộ máy tòa án lại có cách thức đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp khác nhau nên bên cạnh việc khẳng định tính tất yếu của hoạt động đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp thì mục đích, cơ chế, cách thức, tiêu chí đánh giá ở mỗi nhà nước, mỗi giai đoạn lịch sử lại có sự khác nhau. Ở Việt Nam, trong quá trình cải cách tư pháp đã đặt ra vấn đề đánh giá tính công khai, minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp của tòa án và bước đầu có các hoạt động đánh giá ở những phạm vi nhất định nhưng chưa đáp ứng được định hướng "xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa" [1]. Do đó, bài viết này hướng tới việc làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về minh bạch và đánh giá tính minh bạch trong hoạt động xét xử, thực hiện quyền tư pháp ở Việt Nam trên cơ sở phương pháp tiếp cận quyền, phương pháp tiếp cận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu khoa học, trong đó nhấn mạnh đến phương pháp luật học so sánh., Tóm tắt tiếng anh, Recent studies have shown that alongside the implementation of transparency, the evaluation of transparency in the adjudication and exercise of the judicial power of the court is an objective requirement for a rule-of-law country. However, each form of organization of judicial power and each design of the court system have a different approach to the evaluation of the transparency in the adjudication and exercise of the judicial power. Therefore, aside from the common ground that is acknowledging the importance of the evaluation of transparency in the adjudication and exercise of the judicial power, the purpose, mechanism, method, and criteria for evaluation vary in accordance to each country, each historical period. The judicial reform in Vietnam requires for evaluation of transparency in the adjudication and exercise of the judicial power of the court. Initial steps have been made to perform evaluation to a certain extent, however this has proven insufficient for the goal to "build a clean, strong, just, democratic, and step-by-step modernized judicial system to serve the people, to serve the Socialist Republic of Vietnam". For this reason, this paper aims to clarify the theoretical and practical foundation of transparency and evaluation of transparency in the adjudication and exercise of the judicial power in Vietnam under the human rights-based approach, the dialectical materialism approach, and scientific research methods, among which the comparative law method is emphasized.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH