Khi mạng 5G được ra đời thì theo xu thế phát triển của công nghệ, cùng yêu cầu vể tốc độ xử lý, khả năng phủ sóng, độ tin cậy và trễ thấp thì tất yếu sẽ có các thế hệ mạng sau 5G được nghiên cứu và triển khai. Cùng với các yêu cầu của người dùng, các ứng dụng và phạm vi sử dụng của mạng mới sẽ mang lại nhiều vấn đề, thách thức, đòi hỏi các mô hình truyền thông khác biệt, các công nghệ phối hợp hiệu quá, đặc biệt là ở lớp vật lý. Một kỹ thuật hỗ trợ nổi trội, đem lại sự tối ưu cho hệ thống truyền thông không dây đó là các bể mặt phản xạ thông minh có thể tái cấu hình RIS (Reconfigurable Intelligent Surfaces). RIS giúp khắc phục các tác động tiêu cực của hệ thống thông tin liên lạc truyền thống, giảm nhiễu, đảm bào độ tin cậy, tàng sự bảo mật, tối ưu hóa kênh truyền, nâng cao hiệu phổ, tiết kiệm năng lượng, mở rộng phạm vi phủ sóng, đáp ứng các yêu cầu về tốc độ dữ liệu của người dùng và chất lượng dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu năng chung của toàn bộ hệ thống truyền thông. Nhằm cung cấp cho các nhà thiết kế mạng, các nghiên cứu viên, tác giả sẽ tiến hành khảo sát các công trình để đưa ra các thông tin về lý thuyết cấu tạo và hoạt động của công nghệ nổi trội này.