Sự kết hợp giữa điều trị y tế và du lịch dường như là một loại hình du lịch mới đầy hứa hẹn ở Đài Loan kể từ khi chính phủ thực hiện Chinh sách Hướng Nam Mới. Lượng khách du lịch đến từ các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam gần đây đã tăng lên đáng kinh ngạc. Nghiên cứu định tính này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức của du khách Việt Nam về du lịch chữa bệnh tại Đài Loan. Cuộc phỏng vấn được thực hiện với 25 du khách Việt Nam đã đến Đài Loan. Phương pháp phân tích nội dung được áp dụng để phân tích dữ liệu, xác định 324 vấn đề liên quan đến ba chủ đề chính là (1) nhận thức về hình ảnh điểm đến, (2) nhận thức về chất lượng y tế, và (3) lo lắng về du lịch chữa bệnh. Kết quả cho thấy hầu hết du khách Việt Nam nhận được hình ảnh tốt về sức hút du lịch của Đài Loan, con người thân thiện, văn hóa tương đồng, cơ sở hạ tầng tiên tiến, môi trường xanh và mua sắm thuận tiện. Mặc dù chưa sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh ở Đài Loan nhưng nhiều du khách vẫn đánh giá tốt về chất lượng y tế ở Đài Loan với các bác sĩ/y tá lành nghề và môi trường bệnh viện sạch sẽ, thường so sánh với các bác sĩ/y tá ở Việt Nam. Họ cũng bày tỏ lo ngại về những khó khăn về ngôn ngữ và các vấn đề tài chính như chi phi y tế cao và chi phí thêm cho các chuyến bay, hoa hồng và chỗ ở. Nghiên cứu đề xuất chính phủ Đài Loan, các bệnh viện và các công ty du lịch nên cùng nhau có nhiều hoạt động tiếp thị hơn nữa để quảng bá hình ảnh của họ tới người Việt Nam tại Việt Nam và Đài Loan., Tóm tắt tiếng anh, Taiwan since their government has implemented New South Policy. The number of tourists from Southeast Asian countries including Vietnam has recently increased incredibly. This qualitative study was conducted to explore an understanding of Vietnamese visitors' perception on medical tourism in Taiwan. The interviews were conducted with 25 Vietnamese tourists who travelled to Taiwan. A content analysis method was applied for data analysis, which identified 324 incidents in three major themes of (1) perceived destination image, (2) perceptions on medical quality, and (3) worries on medical tourism. The results reveal that most of the Vietnamese visitors received good image on Taiwan's tourist attraction, friendly people, similar culture, advanced infrastructure, green environment and convenient shopping. Despite of not using medical treatment in Taiwan yet, many of the visitors still defined good medical quality in Taiwan with skillful doctors/nurses and clean hospital environment, often by comparing with those in their home country. They also expressed their concerns about language difficulties and financial issues of high medical fee and extra expense for flights, commission, and accommodation. The study suggests the Taiwan government, hospitals and travel agencies together have more marketing activities to promote their image on Vietnamese people in Vietnam and in Taiwan.