Hiệu quả kinh tế và môi trường của cây Keo lai giữa các cấp tuổi 4, 5 và 6 tại rừng U Minh Hạ, tỉnh Cà Mau

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Tấn Lợi, Lý Hằng Ni, Lý Trung Nguyên, Nguyễn Văn Út Bé

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 333.75 Forest lands

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2019

Mô tả vật lý: 109-115

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420392

So sánh hiệu quả canh tác theo chu kỳ thu hoạch của cây Keo lai giữa các cấp tuổi 4, 5 và 6 dựa trên cơ sở tính toán từ kinh khối thân tươi và khả năng hấp thu CO2. Nghiên cứu được thực hiện tại Trạm thực nghiệm Kênh Đứng thuộc Trung tâm Nghiên cứu Thực nghiệm Lâm nghiệp Tây Nam Bộ, tỉnh Cà Mau. Ô tiêu chuẩn với kích thước (5m x 100m) để đo đạc đường kính thân cây (D1,3) và áp dụng phương trình tương quan để xác định sinh khối và khả năng hấp thu CO2, đồng thời áp dụng các thuật toán để tính lợi nhuận ròng, tỷ suất đầu tư và tỷ suất hoàn vốn nội bộ. Kết quả cho thấy Sản lượng gỗ tuổi 5 tăng 815 so với tuổi 4, nhưng chỉ tăng tăng thêm 30% khi kéo dài đến tuổi 6. Lợi nhuận ròng ở tuổi 5 có sự chênh lệch cao hơn là 56,34 triệu đồng/ha/vụ so với tuổi 4, nhưng đến tuổi 6 chỉ chênh lệch 29,84 triệu đồng/ha/vụ có với 5 tuổi. Hiệu suất đầu tư Keo lai cấp tuổi 5 chêch lệch là 2,73 lần so với tuổi 4. Nhưng khi đến tuổi 6 chỉ đạt chênh lệch so tuổi 5 là 1,28 lần. Tỷ suất thu hồi vốn nội tại trung bình Keo lai tuổi 4 là 13,82%, chỉ chêch lệch 1 năm tuổi những đến tuổi 5 tăng 1,62 lần và đến tuổi 6 tăng 1,05 lần. Như vậy, trong giới hạn của nghiên cứu này cho thấy thời điểm thu hoạch cây Keo lai thích hợp nhất là ở tuổi 5.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH