Tổn thương xơ phổi hậu Covid-19

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Dương Minh Trí, Huỳnh Thị Thùy Trang

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 189-196

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420452

 Đại dịch COVID-19 đã xuất hiện hơn 2 năm, ca bệnh ghi nhận đầu tiên là ở Vũ Hán, Trung Quốc, cuối năm 2019. Tính đến tháng 10/2021 trên thế giới đã có 244,958,341 ca bệnh với 4,973,301 ca tử vong. Ở Việt Nam 900,532 ca bệnh và 21,856 ca tử vong. Các bệnh nhân tuy đã khỏi bệnh nhưng một số vẫn còn triệu chứng hô hấp dai dẳng, kéo dài. Hội chứng hậu COVID-19 là tình trạng bệnh nhân còn triệu chứng sau 12 tuần bị nhiễm COVID-19 cấp. Tỷ lệ bệnh nhân bị khó thở 28%, ho 15.4% và xơ phổi khoảng 5%. Các cơ chế gây ra tổn thương phổi hậu COVID-19 bao gồm tổn thương phổi do ARDS, tổn thương phổi do thở máy và tổn thương phổi do SARS COV2. Tổn thương phổi hậu COVID-19 không chỉ ảnh hưởng lên hình ảnh học mà cà chức năng hô hấp của bệnh nhân. Sau 6 tháng, 35% số bệnh nhân viêm phổi Covid nặng có xơ phổi (dãn phế quản co kéo và/hoặc hình ảnh tổ ong) [9], chức năng hô hấp của bệnh nhân giảm FEV1 <
 80% chiếm 14%, TLC <
 80% chiếm 39%, DLCO <
 80% chiếm 57%. Sau 12 tháng, chức năng hô hấp của bệnh nhân giảm FEV1 <
 80% chiếm 6%, TLC <
 80% chiếm 29%, DLCO <
 80% chiếm 54%, tổn thương trên CT ngực chủ yếu là tổn thương kính mờ. Bệnh nhân tổn thương phổi hậu COVID-19 cần được theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa hô hấp và đôi khi cần phối hợp nhiều chuyên khoa., Tóm tắt tiếng anh, The COVID-19 pandemic has appeared for more than 2 years, the first recorded case was in Wuhan, China, at the end of 2019. To October 2021, there were 244,958,341 cases in the world with 4,973,301 deaths. In Vietnam 900,532 cases and 21,856 deaths. Although the patients have recovered, some still have persistent and prolonged respiratory symptoms. Post COVID-19 syndrome is a condition in which a patient remains symptomatic after 12 weeks of acute COVID-19 infection. The proportion of patients with dyspnea is 28%, cough is 15.4% and pulmonary fibrosis is about 5%. Mechanisms of post-COVID-19 lung injury include ARDS lung injury, ventilator-associated lung injury, and SARS COV2 lung injury. Post- COVID-19 lung damage affects not only the imaging but also the patient's respiratory function. After 6 months, 35% of patients with severe Covid pneumonia had pulmonary fibrosis (bronchiectasis and/or honeycomb image), the patient's respiratory function decreased FEV1 <
 80%, accounted for 14%, TLC <
 80% accounted for 39%, DLCO <
 80% accounted for 57%. After 12 months, the patient's respiratory function decreased, FEV1 <
 80% accounted for 6%, TLC <
 80% accounted for 29%, DLCO <
 80% accounted for 54%, the lesions on chest CT were mainly ground glass opacity. Patients with post- COVID-19 lung injury need to be monitored by a respiratory specialist and sometimes need acombination of specialties.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH