Phát hiện và hiểu rõ các nhân tố gây cháy rừng góp phần lớn cho việc nghiên cứu toàn diện về cháy rừng và công tác phòng chống cháy rừng. Nghiên cứu được thực hiện tại Vườn Quốc gia (VQG) Pù Mát, tỉnh Nghệ An bằng các phương pháp chuyên gia, GIS - Viễn thám, phân tích thứ bậc (AHP). Kết quả nghiên cứu chỉ ra các nhân tố gây cháy rừng tại khu vực gồm kiểu thảm rừng, nhiệt độ, mức độ khô hạn, khoảng cách đến đường giao thông, mật độ sông suối, khoảng cách đến điểm dân cư, độ cao địa hình, độ dốc, hướng địa hình. Trong đó, các nhân tố có trọng số cao nhất là kiểu thảm rừng (0,219), mức độ khô hạn (0,162), khoảng cách đến điểm dân cư (0,149). Dựa trên kết quả phân tích các nhân tố và phân cấp bản đồ thành phần, bản đồ nguy cơ cháy rừng được xây dựng cho VQG Pù Mát gồm 5 cấp không có nguy cơ (cấp 1), nguy cơ thấp (cấp 2), nguy cơ trung bình (cấp 3), nguy cơ cao (cấp 4), nguy cơ rất cao (cấp 5)