Điều tra thu thập số liệu được thực hiện tại 14 tỉnh/thành thuộc 6 vùng trong cả nước từ tháng 3/2017 đến tháng 5/2018 nhằm đánh giá hiện trạng phán tán của cá Tỳ bà lớn và nguy cơ tác động ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có tới 50-80% hộ dân được điều tra khẳng định cá Tỳ bà xuất hiện nhiều trong mọi loại hình thủy vực, 17-38% cho rằng cá xuất hiện ở mức độ trung bình, 3-12% cho rằng cá ít xuất hiện. Cá Tỳ bà đã phát tán rộng ở tất cả các loại hình thủy vực, trong đó xuất hiện nhiều nhất ở khu vực sông, hồ tự nhiên với tỷ lệ 75-100%, ở các kênh mương thủy lợi (70-95%), trong các hệ thống áo nuôi trồng thủy sản (12,5-30%). Trong tự nhiên, cá Tỳ bà đã được phân chia làm nhiều quần đàn, nhóm quần đàn có chiều dài thân 10cm <
l30 cm (0-6,3%). Cá có hệ số chiều dài ruột (Li) và chiều dài thân (Lo) dao động từ 9,90 ± 0,21 đến 10,12 ± 0,37, nên đây là loài cá có tập tính ăn thiên về thực vật mà mùn bã hữu cơ (có chiều dài ruột/chiều dài thân ≥ 3). Dựa vào mức độ phát tán, tần suất bắt gặp, khả năng sinh sản và tập tính ăn của cá Tỳ bà có thể dự báo rằng loài cá này có khả năng sẽ tác động không tốt đến đa dạng sinh học cũng như các hoạt động nuôi thủy sản nước ngọt ở Việt Nam.<
/l