Cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trong lĩnh vực ngôn ngữ (1900 - 1935) và hệ quả

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Thị Quế Châu

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2022

Mô tả vật lý: 52-62

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420513

Một đặc điểm chung của các cuộc cải cách giáo dục theo mô hình phương Tây ở châu Á trong thế kỷ XIX và XX là việc đưa tiếng Anh vào chương trình giảng dạy ở hầu hết các quốc gia. Khác với các cường quốc thuộc địa trong khu vực, cải cách giảo dục của Mỹ ở Philippines đã không chỉ đưa tiếng Anh vào giảng dạy như là một ngoại ngữ mà nó còn được chọn làm phương tiện giảng dạy ở tất cả các bậc học và xa hơn là trở thành ngôn ngữ chính thức. Bài viết tập trung làm rõ bối cảnh, nội dung và quá trĩnh thực thi cải cách giáo dục của Mỹ ở Philippines trên lĩnh vực ngôn ngữ trong giai đoạn từ 1900 đến 1935. Trên cơ sở đó, với cách tiếp cận liên ngành giữa lịch sử, ngôn ngữ, và văn hoá, bài viết sẽ phân tích củng như thảo luận những hệ quả của cải cách này đối với Philippines từ đó cho đến nay. Chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng Philippines là một trường hợp điển hỉnh của quốc gia phải đối mặt với những mâu thuẫn trong việc giải quyết vấn đề ngôn ngữ thời hậu thuộc địa, giữa một bên là xu hướng hội nhập, toàn cầu hoả và một bên là ý thức bảo vệ sự đa dạng ngôn ngữ dân tộc và định hình bản sắc quốc gia., Tóm tắt tiếng anh, A common feature of Western- style educational reform in Asia during the 19th and 20th centuries was the introduction of the English language in the curriculum in most countries. Differing from other colonial powers in the region, America's educational reform in the Philippines not only brought English into teaching as a foreign language but was also chosen as the language of instruction at all levels of education and further to become an official language. This article will clarify the context, con­ tent and implementation process of American educational reform in the Philippines in the field of lan­ guage in the period from 1900 to 1935. Furthermore, with an interdisciplinary approach between his­ tory, language, and culture, the article will analyze and discuss the consequences of this reform for the Philippines since then. We would like to emphasize that the Philippines is a typical case of a country facing contradictions in dealing with the post-colonial language problem, between the trend of integra­ tion and globalization on the one hand and the sense of protecting national language diversity and shaping national identity on the other hand.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH