Ảnh hưởng bổ sung vitamin E trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của chim cút Nhật

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngô Thị Minh Sương, Nguyễn Thảo Nguyên, Nguyễn Thị Kim Khang, Võ Thành Minh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 636 Animal husbandry

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp và Phát triển (ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh), 2021

Mô tả vật lý: 17-23

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420541

 Thí nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của bổ sung vitamin E (VitE) trong khẩu phần lên năng suất sinh sản của chim cút Nhật giai đoạn 49 - 132 ngày tuổi. Tổng số 40 chim cút mái ở 49 ngày tuổi được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 nghiệm thức (NT) tương ứng với khẩu phần là đối chứng (ĐC) khẩu phần cơ sở (KPCS), E75 KPCS có bổ sung 75 mg VitE/kg thức ăn (TA), E100 KPCS bổ sung 100 mg VitE/kg TA và E125 KPCS bổ sung 125 mg VitE/kg TA và được lặp lại 10 lần, mỗi lần lặp lại là 1 chim cút mái. Thí nghiệm được thực hiện trong 12 tuần từ ngày 23/12/2019 đến 15/03/2020. Kết quả phân tích cho thấy giai đoạn 105 - 132 ngày tuổi, cút có tỷ lệ đẻ và KL trứng cao nhất ở E100 (93,57% và 11,91 g), ĐC (90% và 11,58 g) và E75 (89,29% và 11,86 g) và thấp nhất ở E125 (79,44% và 10,33 g) (P <
  0,05). Không có sự khác biệt về TTTA và HSCHTA giữa các NT qua các giai đoạn tuổi (P >
  0,05). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các NT về KL vỏ, tỷ lệ vỏ, tỷ lệ lòng trắng và độ dày vỏ trứng (P <
  0,05). Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế cho thấy E75 và E100 có lợi nhuận cao hơn so với ĐC là 18,13% và 11,46%. Từ kết quả nghiên cứu trên có thể đề nghị khẩu phần có bổ sung 75 mg hoặc 100 mg VitE/kg TA giúp cải thiện năng suất trứng ở chim cút Nhật
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH