Nghiên cứu sự biến đổi chất lượng lipid trong phi lê cá rô phi vằn [oreochromis niloticus\ trong quá trình bảo quản lạnh/đông cuối chuỗi cung ứng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Châu Văn Đan, Mai Thị Tuyết Nga, Nguyên Thị Kiều Diễm

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2021

Mô tả vật lý: 76-81

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420545

 Nghiên cứu nhằm khảo sát sự biến đổi chất lượng lipid của cá rô phi vằn trong quá trình bảo quản lạnh và lạnh đông, kết quả nghiên cứu cho thấy phi lê cá rô phi vằn có hàm lượng FFA ban đầu là 4,87 g/100 g chất béo, khi bảo quản ở nhiệt độ -18 ± 2°c lượng FFA sau 3, 6, 9 và 12 tháng lần lượt là 5,81
  3,55, 4,07 và 3,97 g/100 g chất béo, trong khi đó chỉ số acid thiobarbituric (TBARs) tăng từ 0,11 lên 0,8 mg MDA/kg sau 12 tháng bảo quản, chỉ số peroxide (PV) không được phát hiện sau 12 tháng bảo quản. Khi bảo quản phi lê cá rô phi vằn ở nhiệt độ lạnh 4 ± l°c, sự hình thành các FFA, chỉ số PV và chỉ số TBARs tăng cao hon khi bảo quản phi lê cá rô phi vằn ở 1 ± l°c. Sau 10 ngày bảo quản ở 4 ± rc phi lê cá rô phi vằn có hàm lượng FFA là 6,3%, chỉ số PV là 1,82 meq/kg và chỉ số TBARs là 1,23 mg MDA/kg. Trong khi đó sau 13 ngày bảo quản ở 1 ± l°c phi lê cá rô phi vằn có hàm lượng FFA là 1,93%, chỉ số PV là 2 meq/kg và TBARs là 0,75 mg MDA/kg. Các acid béo như acid myristic, acid palmitic, acid palmitoleic, acid stearic, acid oleic, acid arachidonic và acid docosahexaenoic (DHA) được tìm thấy trên phi lê cá rô phi vằn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH