Tính đối kháng thực vật và định lượng một số chất đối kháng trong cây cỏ đậu (Arachis pintoi)

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lệ Thi Hồ, Lê Vân Nguyễn, Khánh Linh Phan, Ngọc Hải Triều Phòng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 630 Agriculture and related technologies

Thông tin xuất bản: Khoa học và công nghệ Việt Nam, 2021

Mô tả vật lý: 41 - 46

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420570

 Cỏ đậu (Arachis pintoi) - loài cây họ đậu có khả năng cải tạo đất và làm thức ăn gia súc được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu về tính đối kháng thực vật đã được biết với sự nảy mầm và phát triển của hạt cỏ hôi (Ageratum conyzoides L.), tai hùm (Comnyza canadensis), hoa xuyến chi (Bidens pilosa L.), cà chua (Solanum lycopersicum) và tiêu (Capsicum annum) thông qua dịch chiết methanol (MeOH) từ các bộ phận khác nhau của cỏ đậu trên cải bẹ xanh (Brassica juncea), cỏ lồng vực nước (Echinochloa crushgalli) và lồng vực cạn (Echinoloa colonum). Đánh giá sự phát triển thân và rễ của 3 loài này sau 48 giờ ủ với dịch chiết cho thấy, dịch chiết MeOH từ thân cỏ đậu ức chế 100% sự phát triển của cải bẹ xanh
  77,7% lên thân và 93,5% lên rễ cỏ lồng vực nước
  57,2% lên thân và 92,7% lên rễ cỏ lồng vực cạn ở nồng độ 1,0 g/ml, cao hơn so với dịch chiết của các bộ phận khác. Khả năng đối kháng thực vật qua quá trình chiết lỏng - lỏng của pha ethyl acetate cao hơn so với pha nước. Dịch chiết từ cột C18 được tinh sạch bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp (HPLC) thu được 6 hợp chất phenolic có hàm lượng trong 1 g trọng lượng tươi của cỏ đậu là các axit cinamic 0,214 µg, caffeic 0,8344 µg, coumaric 7,7676 µg, ferullic 2,2354 µg, salicylic 32,1162 µg và 2-4 dimehydroxy benzoic 0,045 µg. Những kết quả này góp phần vào việc nghiên cứu các loại thuốc diệt cỏ tự nhiên tiềm năng mới. , Tóm tắt tiếng anh, Pinto peanut (Arachis pintoi) considered as a perennial legume animal fed plant with good soil fertility improvement was uesed for its allelopathy that had been reported on the germination of Ageratum conyzoides L, Comnyza canadensis L. Cronq., Bidens pilosa L., Solanum lycopersicum and Capsicum annum. through the solutions extracted from different parts of pinto peanut on mustard greens (Brassica juncea), barnyardgrass (Echinochloa crus-galli) and junglerice (Echinochloa colonum). Consideration of the growth of hypocotyls and rootlets at 48 hours after incubation with pinto peanut extracts, results showed that 1.0 g/ml of the methanolic pinto peanut stem extract greatly inhibited 100% mustard greens growth, 77.7% and 93.5% the hypocotyls and rootlets growth of barnyardgrass, 57.2% and 92.7% the hypocotyls and rootlets growth of junglerice, respectively. The allelopathic activity after liquid-liquid extraction of the ethyl acetate phase greater than the aqueous phase. Allelopathic extract loading from C18 chromatographic column was purified by HPLC to obtain 6 phenolic compounds with the contents in 1 g fresh pinto peanut weight were 0.214 µg (cinamic acid), 0.8344 µg (caffeic acid), 7.7676 µg (coumaric acid), 2.2354 µg (ferullic acid), 0.045 µg (2-4 dimehydroxy benzoic) and 32.1162 µg (salicylic acid). These results should be accordingly considered in the production of biological herbicides.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH