Trong nghiên cứu này, đá ong khai thác tại xã Quỳnh Châu, Nghệ An được dùng làm vật liệu hấp phụ Pb2+. Đá ong sau khi khai thác được xử lý sơ bộ thu vật liệu đá ong thô. Đồng thời, phủ MnO2 lên vật liệu để có đá ong biến tính. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng hấp phụ như thời gian, nồng độ ban đầu của Pb2+, các ion Cl và Fe3+ đã được khảo sát. Dữ liệu thực nghiệm được phân tích bởi phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir. Kết quả nghiên cứu cho thấy, dung lượng hấp phụ tối đa của đá ong thô và đá ong biến tính lần lượt là 0,524 và 0,475 mg/g ứng với thời gian cân bằng hấp phụ là 60 phút. Các quá trình hấp phụ tuân theo mô hình Langmuir với hệ số tương quan R2 >
0,99. Ảnh hưởng của nồng độ ion Cl với quá trình hấp phụ của vật liệu biến tính là không đáng kể trong khi nồng độ ion Fe3+ càng tăng thì hiệu suất hấp phụ càng giảm. Đối với mẫu nước thải thực tế, hiệu suất hấp phụ ion Pb2+ của vật liệu đá ong đạt từ 69,9 - 81,4 %.