Lịch sử và Địa lý là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục tiểu học của Việt Nam. Tuy nhiên, bộ môn này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của người dạy cũng như sự hứng thú của người học. Nghiên cứu này khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập môn Lịch sử và Địa lý của học sinh tiểu học Việt Nam. Phương pháp phân tích nhân tố khám phá được sử dụng, với 19 câu hỏi được thiết kế và gửi tới học sinh tiểu học thông qua các kênh xã hội và với sự trợ giúp của cha mẹ học sinh. Dựa trên kết quả khảo sát 200 học sinh với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, phân tích xác định 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến thái độ học tập môn Lịch sử và Địa lý của học sinh Yếu tố 1 - Tác động của những người xung quanh
yếu tố 2 - Sự hứng thú của học sinh đối với môn học, yếu tố 3 - Phương pháp và kỹ thuật dạy học của giáo viên, yếu tố 4 - Sự tham gia của phụ huynh
và nhân tố 5 - niềm tin của người học. Kết quả nghiên cứu này có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu trong việc đề xuất các biện pháp sư phạm dạy học hiệu quả hai môn học trên., Tóm tắt tiếng anh, History and Geography are compulsory subjects in Vietnam's primary education curriculum. However, this subject has received neither adequate attention from the teacher nor interest from the learner. This study explores the factors that influence learning attitudes towards History and Geography among Vietnamese primary school students. The exploratory factor analysis method was used, with 19 questions designed and delivered to primary school students through social channels and with the help of students' parents. Based on the survey results from 200 students with the support of the SPSS software, the analysis identified five main factors affecting the learning attitudes towards History and Geography of the students Factor 1 - The impact of surrounding people
factor 2 - Students' interest in the subject, factor 3 - teachers' teaching methods and techniques, factor 4 - Parents' engagement
and factor 5 - learners' beliefs. The results of this study can serve as a reference for researchers in proposing pedagogical measures in teaching the two subjects efficiently.