Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng phân đạm cho lúa chất lượng cao ở vùng Đồng bằng sông Hồng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đỗ Thế Hiểu, Dương Xuân Tú, Hoàng Ngọc Thuận, Nguyễn Thanh Tuấn, Nguyễn Thị Sen, Nguyễn Trọng Khanh, Phan Thị Thanh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học công nghệ nông nghiệp Việt Nam, 2020

Mô tả vật lý: 45518

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420819

 Phân bón đóng vai trò quan trọng trong sản xuất lúa, sử dụng phân bón đúng cách sẽ phát huy được những u thế về năng suất và chất lượng lúa gạo. Nghiên cứu này thử nghiệm 6 công thức phân bón trên giống lúa LTh31, được thực hiện tại 4 tỉnh đại diện cho các tiểu vùng sinh thái của vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) CT1 được xây dựng trên cơ sở kết quả điều tra sản xuất của nông hộ về lượng phân bón và cách bón. Công thức CT2 - CT6 được tác giả để xuất dựa trên kết quả phân tích độ phì đất lúa ĐBSH, sử dụng đạm phân giải chậm Agrotein 46A+. Kết quả cho thấy sử dụng phân đạm phân giải chậm Agrotain 46A+ (công thức CT2-CT5) tiết kiệm 25% - 42% lượng đạm so với công thức sử dụng đạm thông thường (CT1). Tại Hải Dương và Thái Bình, công thức CT3, CT4 cho năng suất cao nhất (Hải Dương 62,5 - 77,2 tạ/ha
  Thái Bình 62,8 - 73,9 tạ/ha). Tại Nam Định, công thức CT4, CT5 cho năng suất cao nhất (61,6 - 76,2tạ/ha). Tại Hà Nội, công thức CT5 cho năng suất cao nhất (57,2 73,8 tạ/ha). Lượng phân đạm khuyến cáo bón cho 01 ha lúa có thời gian sinh trưởng ngắn ở các tiểu vùng sinh thái Đồng bằng sông Hồng trên nền 1500 kg HCVS + 70 kg P2O5+ 70 kg K2O như sau 70 80 kg N (Hải Dương, Thái Bình)
  80 - 90 kg N (Nam Định)
  90 kg N (Hà Nội) sử dụng phân bón Agrotein 46A. Lượng phân bón này phù hợp cho cây lúa sinh trưởng phát triển, đảm bảo năng suất, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH