Trong nghiên cứu này, giống đậu xanh ĐX22 đã được ghi nhận chuyển thành công gen VrD1, mã hóa protein defensin liên quan đến cơ chế kháng một Callosobruchus chinensis. Trước hết, quy trình tái sinh giống ĐX22 in vitro đã được nghiên cứu và tối ưu để tạo tiền đề cho chuyển gen. Cụ thể, lá mầm được nuôi trong môi trường cảm ứng chối chứa BAP 3,5 mg/l. Sau 15 ngày cấy chuyển, các cụm chồi được kéo dài trên môi trường có bổ sung GA, 0,5mg/1 và IAA 0,1mg/l. Nghiên cứu đã chỉ ra môi trường dinh dưỡng chứa IAA 0,5mg/l thích hợp cho quá trình tạo rễ in vitro. Tiếp theo, giống ĐX22 được chuyển gen VRD1 thông qua đồng nuôi cấy với Agrobacterium mang vector pPhaso-dest-VRD1. Kết quả đã xác định được 5 dòng mang gen chuyển ở thế hệ T, bằng kỹ thuật PCR. Trong đó, dòng ĐX1-3 và ĐX1-7 ở thế hệ T, có biểu hiện của protein VrD1 với hàm lượng tương ứng là 6,24 và 9,26 µg/mg protein tổng số. Kết quả của nghiên cứu này đã tạo tiền để quan trọng cho công tác chọn tạo giống đậu xanh chuyển gen có khả năng kháng C. chinensis.