Tìm ra chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên cây khoai môn. Kết quả phân lập được 87 chủng xạ khuẩn từ đất trồng khoai môn ở một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Có 29 trong tổng số 87 chủng xạ khuẩn có khả năng đối kháng với nấm Colletotrichum sp. và 4 chủng CM.AG1, LV.ĐT11, VL9 và ĐT15 có khả năng đối kháng cao với bán kính vòng vô khuẩn lần lượt là 5,8 mm
5,7 mm
4,9 mm
4,8 mm và hiệu suất đối kháng lần lượt là 54,48%
51,57%
48,88%
48,21% ở thời điểm 7 ngày sau bố trí thí nghiệm. Bên cạnh đó, khả năng ức chế sự hình thành bào tử nấm Colletotrichum sp. của 4 chủng xạ khuẩn (CM.AG1, LV.ĐT11, VL9 và ĐT15) được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 2 chủng CM.AG1 và LV.ĐT11 thể hiện khả năng ức chế sự hình thành bào tử nấm Colletotrichum sp. cao với log mật số bào tử nấm thấp lần lượt là 5,898 và 6,418 (bào tử/ml) ở thời điểm 11 ngày sau xử lý. Ngoài ra, khả năng ức chế bào tử nấm Colletotrichum sp. mọc mầm của 4 chủng xạ khuẩn trên cũng được thực hiện trong điều kiện phòng thí nghiệm với 4 lần lặp lại. Kết quả cho thấy, 2 chủng CM.AG1 và LV.ĐT11 thể hiện khả năng ức chế sự mọc mầm của bào tử nấm Colletotrichum sp. cao nhất với tỷ lệ bào tử nấm mọc mầm thấp nhất lần lượt là 31,04% và 32,98% ở thời điểm 24 giờ sau xử lý., Tóm tắt tiếng anh, The objective of the research was to find out the actinomycetes able to antagonize with Colletotrichum sp. fungus causing anthracnose disease on Taro. Eighty seven actinomycetes isolates were collected from taro field in some province of Mekong delta. There are 29 of 87 actinomycetes isolates in total presented antagonistic activity against Colletotrichum sp. and 4 actinomycetes isolates CM.AG1, LV.ĐT11, VL9 and ĐT15 showed higher stabler antagonistic ability with radiuses of inhibition zones reaches 5.8 mm
5.7 mm
4.9 mm and 4,8 mm respectively and antagonistic efficacy reaches 54.48%
51.57%
48.88% and 48.21% respectively at 7 days after co-culture. On the other hand, the ability of inhibiting sporulation of Colletotrichum sp. by 4 actinomycetes isolates (CM.AG1, LV.ĐT11, VL9 and ĐT15) was checked in Laboratory condition with 4 replications. The result showed that 2 CM.AG1 and LV.ĐT11 isolates have the highest inhibition effecicacy with the lowest log conidia concentration reaches 5.898 and 6.418 (spores/ml) at 11 days after testing. Beside, the ability of inhibiting conidia germination of Colletotrichum sp. by these actinomycetes isolates was examined in Laboratory condition with 4 replications. The result indicated that CM.AG1 and LV.ĐT11 isolates have the highest inhibition effecicacy with the lowest rate's conidia germination reaches 31.04% and 32.98% at 24 hour after inoculation.