Giồng Nổi là địa điểm khảo cổ học tiền sử đầu tiên được phát hiện tại tỉnh Bến tre, có vị trí quan trọng trong nghiên cứu về tiến trình phát triển của thời tiền - sơ sử Nam Bộ. Bộ sưu tập di vật phát hiện tại đây phong phú về số lượng, đa dạng về loại hình và chủng loại, bao gồm các loại hình đồ đá, đồ gốm, đồ xương... Thông qua so sánh loại hình, chất liệu, kỹ thuật chế tạo và hoa văn trang trí của di vật đá, gốm và nhất là việc tìm thấy đồ gốm wavy-rimmed, bài viết góp phần nhận thức về (1) các mối quan hệ văn hóa giữa Giồng Nổi với các di tích Đông Nam Bộ và lưu vực sông Vàm Cỏ thời tiền - sơ sử và (2) quá trình phát triển của Giồng Nổi với khung niên đại giai đoạn sớm khoảng 3.500 - 3.000 năm BP và giai đoạn muộn kết thúc khoảng thế kỷ III-II trước Công nguyên.Từ khóa Giồng Nổi, loại hình, di tích, đồ gốm, công cụ, tiền sử, Tóm tắt tiếng anh, The Giồng Nổi archaeological site is located in Bến Tre province which may belong to two phases including the prehistory and protohistory periods. This site remains many importance evidences which contribute to the study of the historical development of the Southern region of Vietnam this time as well.Based on the comparison of the size, shape and materials of artifacts, manufacturing techniques used to make decorative patterns on these artifacts and on the wavy-rimmed pottery samples that found in the Giồng Nổi site, this article proposes two temporary chronological frameworks for this site, in which the prehistorical stagepossibly begun from the 3000-3500 BP, and, it probably ended around the 3rd -2nd century BC as well as explores the interactions between Giồng Nổi site and other sites in the Vàm Cỏ river basin, as well as other areas in the Southeastern region.Keywords Giồng Nổi, chronology, interaction, type of artifacts