Mô tả đặc điểm siêu âm của ung thư nội mạc tử cung (UTNMTC) và xác định vai trò của siêu âm trong chẩn đoán UTNMTC theo thang điểm IETA. Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang hồi cứu trên 343 phụ nữ đến khám phụ khoa tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/2019 đến 06/2022. Tất cả các trường hợp này đều được siêu âm 2D, Doppler màu qua ngã âm đạo và có kết quả giải phẫu bệnh nội mạc tử cung (NMTC) trên mô nạo sinh thiết lòng tử cung. Kết quả Tuổi trung bình của các đối tượng nghiên cứu 44,50± 8,14 tuổi, nhóm >
45 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 51,3%. Nhóm bệnh nhân có BMI ≥25 chiếm 46,4%. Có 9 trường hợp (2,6%) ung thư nội mạc tử cung. Bề dày trung bình NMTC của nhóm UTNMTC là 22,82±18,52mm cao hơn nhóm lành tính là 11,72±6,67mm (p=0,001). Đa số các trường hợp UTNMTC có cấu trúc NMTC không đồng dạng (77,8%), đường giữa NMTC không quan sát được (66,7%), khó xác định ranh giới giữa NMTC và cơ tử cung (66,7%), bờ NMTC không đều (88,9%), không có dịch trong lòng tử cung (77,8%). Trên siêu âm Doppler, nhóm UTNMTC có tín hiệu màu nhiều (33,4%) và có nhiều mạch máu (44,5%). Khi không có dấu hiệu ''khó xác định ranh giới giữa NMTC và cơ TC'' thì nguy cơ UTNTC giảm 96% (p<
0,001). Kiểu hình tưới máu với sự hiện diện của nhiều mạch máu và điểm Doppler >
2 điểm trở lên làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung với OR lần lượt là 90,9 và 66,7 lần (p<
0,001). Giá trị của các đặc điểm siêu âm theo IETA trong chẩn đoán UTNMTC như sau bề dày của lớp NMTC ≥15,8mm, đường giữa NMTC không quan sát được, ranh giới NMTC và cơ tử cung khó xác định có đều có độ nhạy là 66,67%, độ đặc hiệu lần lượt là 73,95%, 82,63% và 92,11%. Kết luận việc đánh giá nội mạc tử cung một cách chi tiết theo hướng dẫn của IETA sẽ rất cần thiết trong việc phát hiện sớm các trường hợp ung thư nội mạc tử cung, Tóm tắt tiếng anh, To describe the sonographic features and to define role of ultrasound in diagnostic of endometrial cancer (EC) using the International Endometrial Tumor Analysis (IETA) terminology. Methods A cross-sectional retrospective study of 343 women with biopsy endometrial undergoing standardized transvaginal grayscale and Doppler ultrasound (US) examination according to the IETA study protocol. Results Median age was 44,50± 8,14, patients with BMI ≥ 25 accounted for 46.4%. There were 9 cases (2,6%) of endometrial cancer. The mean endometrial thickness (ET) of endometrial cancer group was 22,82±18,52mm, higher than benign group (11,72±6,67mm), p=0,001. The majority of EC had non-uniform echogenicity (77,8%), not-defined endometrial midline (66,7%), not-defined endometrial-myometrial junction (66,7%), no fluid in the endometrial cavity (77,8%). When there is no sign ''not defined endometrial-myometrial junction '', the risk of EC is decreased by 96% (p<
0,001). On Doppler ultrasound, multiple dominant vessels and Doppler score >
2 increased the risk of endometrial cancer with an OR of 90.9 and 66.7 times, respectively (p<
0.001). The value of US according to IETA in diagnosing EC is as follow ET≥ 15,8mm, not-defined endometrial midline, not-defined endometrial-myometrial junction have sensitivity of 66.67%, specificity was 73.95%, 82.63% and 92.11%, respectively. Conclusion a detailed and thorough endometrial assessment according to the IETA terminology will be necessary in early diagnosis of EC.