Đánh giá kết quả sớm kỹ thuật bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser thulium qua ngả niệu đạo

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Dương Hoàng Lân, Nguyễn Phúc Cẩm Hoàng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 136-143

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 420996

 Báo cáo kinh nghiệm về kỹ thuật bóc nhân TTL bằng laser Thulium (Thulium Laser Enucleation of Prostate-ThuLEP) để điều trị triệu chứng đường tiết niệu dưới do TSLT TTL. Đối tượng và phương pháp Ba mươi bệnh nhân được chẩn đoán TSLT TTL có thể tích TTL lớn hơn 60 ml được đưa vào nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp. Tiêu chuẩn đưa vào nghiên cứu là bệnh nhân có điểm số IPSS >
  15 và điểm chất lượng cuộc sống (QoL) >
  3 có tắc nghẽn đường ra của bàng quang, không đáp ứng với điều trị nội khoa, thể tích nước tiểu tồn lưu (PVR) >
  200 mL, có hoặc không có nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát và / hoặc bí tiểu cấp. Bệnh nhân bị bàng quang hỗn loạn thần kinh, hẹp niệu đạo, sỏi bàng quang và đã cắt đốt nội soi TTL qua ngả niệu đạo thất bại trước đó được loại ra khỏi nghiên cứu. Tất cả các bệnh nhân được thăm khám lâm sàng, đánh giá IPSS, làm các xét nghiệm chuyên biệt, các xét nghiệm chuẩn bị cho cuộc mổ, giải thích và cam kết đồng ý phẫu thuật. Ghi nhận các chỉ số PSA, lưu lượng dòng tiểu, thể tích tuyến tiền liệt, thời gian mổ, máu mất, truyền máu, thời gian ròng rửa bàng quang sau mổ, thời gian nằm viện, các tai biến và biến chứng xung quanh cuộc phẫu thuật. Tất cả các thông số được đánh giá lại vào 1 tháng và 3 tháng sau mổ. Phẫu thuật ThuLEP được thực hiện bởi 2 bác sĩ phẫu thuật chuyên gia. Kết quả Trong thời gian từ tháng 12/2019 đến 7/2020, chúng tôi đã thực hiện 30 trường hợp bóc nhân tuyến tiền liệt bằng laser Thulium với tuổi trung bình của bệnh nhân là 71,3 ± 7,22 tuổi, điểm IPSS và QoL được cải thiện lần lượt là 8,7 ± 2,43 điểm và 1,63 ± 0,49 điểm. Qmax tăng từ trung bình 0 mL/s lên 18,83 ± 1,9 mL/s, thể tích của bướu trung bình 92,26 ± 36,88 ml (60 - 240 ml), thời gian mổ trung bình 64,93 ± 33,07 phút (30 - 192 phút), lưu thông niệu đạo 1,86 ± 0,507 ngày, nằm viện 2,8 ± 0,46 ngày, sự thay đổi hemoglobin không đáng kể, trung bình 1,04 ± 0,09 g/dl, không có tai biến biến chứng lúc mổ và sau mổ. Trên các phân tích đơn biến và đa biến, thời gian phẫu thuật là yếu tố tiên lượng cho sự mất máu trong quá trình phẫu thuật. Số liệu của chúng tôi cho thấy dự hậu sau phẫu thuật tốt hơn trong nhiều thông số, bao gồm thời gian lưu thông niệu đạo, lượng máu mất, hội chứng cắt đốt nội soi, tắc nghẽn thông niệu đạo do cục máu đông. Kết luận ThuLEP là một sự lựa chọn tiến bộ trong điều trị TSLT TTLvới mức độ mất máu không đáng kể, thời gian lưu thông tiểu, thời gian nằm viện ngắn, lượng nước tưới rửa sau mổ ít hơn và mau hồi phục. Đây là phẫu thuật nội soi không phụ thuộc kích thước TTL và cho thấy có thể dần thay thế TURP đối với tuyến tiền liệt có kích thước lớn với khả năng lấy hoàn toàn bướu với biến chứng thấp. Cần thực hiện nhiều trường hợp hơn để đánh giá kết quả lâu dài của phẫu thuật cũng như về đường cong học tập.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH