Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu về đa dạng sinh học, độ phong phú và đặc điểm phân bố của nấm lớn tại Vườn Quốc gia Tam Đảo và Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đề xuất các biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác nấm lớn tại đây. Qua quá trình nghiên cứu đã thu được 80 mẫu và tiến hành phân loại được 4 bộ Agaricales, Auriculariales, Polyporaes, Russulales, 8 họ Agaricaceae, Coprinaceae, Entolomataceae, Tricholomataceae, Auriculariaceae, Ganodermataceae, Polyoraceae, Auriscalpiaceae, 14 chi Lycoperdon, Coprinus, Clitopilus, Filoboletus, Auricularia, Garnoderma, Coriolus, Micropurus, Laetiporus, Polyporus, Pycnoporus, Trametes, Lentinellus và 16 loài nấm
đã tính toán được độ phong phú và tỷ lệ đa dạng quả thể của các loài nấm lớn Vườn Quốc gia Tam Đảo và Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc
đánh giá các đặc điểm phân bố của nấm lớn và xây dựng được lược đồ về sự phân bố của nấm lớn tại Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh
nghiên cứu giá trị và ý nghĩa thực tiễn của nấm lớn
đề xuất được các biện pháp bảo tồn, phát triển và khai thác nấm lớn tại Vườn Quốc gia Tam Đảo và Trạm Đa dạng Sinh học Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc.