Phân tích chuỗi giá trị xoài tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hà Như Huệ, Hồ Lương Xinh, Nguyễn Mạnh Thắng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, 2021

Mô tả vật lý: 66-74

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421073

 Nghiên cứu thực hiện phỏng vấn trực tiếp 356 hộ nông dân trồng xoài theo hướng hàng hóa, 10 tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp xuất khẩu, 10 thương lái, 10 của hàng bán lẻ và 20 người tiêu dùng tại huyện Yên Châu. Kết quả khi xem xét về tổng lợi nhuận của từng tác nhân tham gia chuỗi thì tổng lợi nhuận của thương lái là cao nhất, lợi nhuận của các hộ nông dân trồng xoài chỉ chiếm 28,8% lợi nhuận của toàn chuỗi. Qua phân tích 5 kênh phân phối xoài cho thấy kênh tiêu thụ từ hộ nông dân trồng xoài =>
  tổ hợp tác, hợp tác xã =>
  doanh nghiệp xuất khẩu =>
  xuất khẩu =>
  người tiêu dùng ngoài nước là kênh có quy mô thị trường lớn và có tổng giá trị gia tăng thuần của toàn kênh cao nhất đạt 13,102 đồng/kg, trong đó hộ nông dân trồng xoài được hưởng 48,48% giá trị gia tăng của chuỗi do vậy kênh này được xem là kênh phân phối hiệu quả và cần tập trung phát triển. Bên cạnh đó, kênh tiêu thụ trực tiếp từ hộ nông dân đến người tiêu dùng nội địa cũng cần được quan tâm thông qua gắn kết với phát triển du lịch nông nghiệp và bán hàng trực tiếp thông qua công nghệ 4.0. Từ đó nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp để phát triển chuỗi giá trị xoài tại huyện Yên Châu tỉnh Sơn La., Tóm tắt tiếng anh, Study data was collected from directly interviewing 356 commercial mango growers, 10 cooperative groups, cooperatives, export enterprises, 10 traders, 10 retailers, and 20 consumers in Yen Chau district. The study result indicated that traders got the highest profit in compared with other stakeholders in whole value chain. Mango growers received a small profit, accounting for only 28.8 percent in total profit of whole chain. Analysis of 5 mango distribution channels showed that the channel "grower ->
  cooperative, cooperative group ->
 export enterprise ->
  foreign consumers" was the main consumption channel with the highest mango sales. This channel also created the highest net value-added of the whole channels (13,102 Vietnam dong per kilogram (vnd/kg)). Of which mango growers were beneficiary with 48.48 percent of total value-added of the chain. Thus, the channel was considered as the most efficient distribution one and should be developed. Additionally, the direct marketing channel "mango grower ->
  domestic consumers" should also be promoted by connecting with agricultural tourism development programs and applying Information Technology (IT) in direct sales by farmers in the 4.0 era. Since then, the study has proposed solutions to develop the mango value chain in Yen Chau district, Son La province.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH