Đánh giá tác động của vốn trí tuệ đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Thị Mỹ Tú, Phạm Nguyễn Đình Tuấn, Trần Thị Vũ Tuyền

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Kế toán và Kiểm toán, 2022

Mô tả vật lý: 156-162

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421081

Lý thuyết dựa trên nguồn lực, đã ủng hộ tầm quan trọng của các tài nguyên vô hình hay vốn trí tuệ (IC) mà công ty đang nắm giữ, vì chúng dần thay thế cho vai trò của các tài nguyên hữu hình ngày càng hữu hạn và dễ bị thay thế, trong nền kinh tế tri thức. Doanh nghiệp (DN) nếu tận dụng được lợi thế từ các hoạt động thực hành và quản lý IC được kỳ vọng, sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho công ty. Hệ số gia tăng của vốn trí tuệ (VAIC - Value Add Intellectual Coefficient) nguyên bản của (Pulic, 2000) và mô hình VAIC điều chỉnh được sử dụng, để kiểm chứng tác động của IC đến hiệu quả tài chính các DN niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, từ 2015 đến 2019. IC được đánh giá theo đại lượng tổng thể và từng thành phần của IC gồm vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ. Hiệu quả tài chính đo bằng ROA, ROE và tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách của công ty. Chúng tôi đặc biệt chú ý xử lý vấn đề nội sinh trong mô hình hồi quy, thông qua ước lượng GMM hệ thống của (Blundell và Bond, 1998). Kết quả nghiên cứu, đều ủng hộ các giả thuyết về tác động tích cực của IC cũng như các thành phần của nó đến hiệu quả công ty. Tuy nhiên, mức độ tác động có thể khác nhau ở từng thành phần IC tùy thuộc vào cấp độ tri thức, cho thấy việc nhận diện và quản lý IC cũng là một trong những trọng tâm, trong mục tiêu gia tăng giá trị tổ chức., Tóm tắt tiếng anh, Resource-based theory have supported the importance of intangible resources, or intellectual capital of a company. Intangible resources gradually replace the role of tangible resources which are increasingly limited and easily replaced in the knowledge economy. If organizations take advantage of intellectual capital management and practices, they are expected to bring economic benefits to the company. Therefore, this study is the original Value Add Intellectual Coefficient (VAIC) ofPulic (2000) as well as the adjusted VAIC model to examine the impact of intellectual capital on financial performance of companies listed on the Vietnamese stock market from 2015 to 2019. Intellectual capital is evaluated according to the overall quantity as well as each component in the intellectual capital structure, includes human capital, structural capital, and relational capital. The financial performance includes ROA, ROE and market to book value ratio. We pay special attention to dealing with the endogeneity problem through the systematic GMM estimation of Blundell and Bond (1998). All results support the hypothesis about the positive impact of intellectual capital as well as its components on firm performance. However, the level of impact can be different in each IC component depending on the level of knowledge, showing that IC identification and management is also one of the focuses in the goal of adding value to the organization.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH