Phân tích ảnh hưởng của cây mẹ đến đặc điểm cây Trắc tái sinh tự nhiên và cây non, kết quả cho thấy Mật độ Trắc tái sinh ở trạng thái rừng giàu là 11.500 cây/ha, cao hơn rừng trung bình 0,28 lần và rừng nghèo là 1,02 lần. Cây Trắc triển vọng ở rừng nghèo, trung bình và giàu lần lượt là 22,1%, 22,2% và 17,4%. Cây Trắc tái sinh có phẩm chất sinh trưởng khá tốt, tái sinh chồi mạnh. Hạt giống cây Trắc có khả năng phát tán cách xa đến 1,0 km. Mật độ cây Trắc tái sinh tập trung cao trong phạm vi 200 m với đám cây mẹ. Mật độ Trắc ở phương vị Nam và Đông so với đám cây mẹ cao hơn so với phương vị Bắc và Tây. Tỷ lệ nảy mầm của hạt Trắc thu hái từ 5 cấp cây mẹ có sự khác nhau, dao động 72,0 - 89,1%. Hạt giống của cây mẹ mDc3, mDc4 có tỷ lệ nảy mầm và thế nảy mầm cao hơn mDc1 và mDc2 và mDc5. Tỷ lệ sống và tỷ lệ sinh trưởng tốt của cây con thu hái hạt từ mDc3 và mDc4 cao hơn mDc5, mDc2 và thấp nhất từ mDc1. Nhìn chung, những cây mẹ mDc4, mDc3 cho hạt giống có tỷ lệ nảy mầm cao, thế nảy mầm cao, cây con có tỷ lệ sống, sinh trưởng tốt chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, nên thu hái hạt giống từ những cây mẹ có 30 cm <
d1,350 cm.<
/d1,3