Ngày nay, các nghiên cứu cải biên đang có xu thế đóng khung trong mô hình đối chiếu bản đích - bản nguồn, đồng thời "điển phạm hóa bản nguồn" như là tiêu chuẩn của việc so sánh. Để tránh điều này, theo gợi ý của Karen Thornber về phương pháp nghiên cứu văn học xuyên văn hoá, chúng ta có thể nghĩ đến (các) văn bản trong sự lưu chuyển liên tục của các "tinh vân tiếp xúc văn chương" (nebula). Đặt các phim cải biên truyện của Hồ Biểu Chánh - mà bản thân chúng lại được phóng tác từ truyện phương Tây (trong tiểu luận này là trường hợp Chúa tàu Kim Quy và Bá tước Monte Cristo) - vào các "nebula" đó, chúng tôi muốn đi tìm sự "viết chồng văn bản" (palimpsest), những mối dây liên hệ (có thể) đã bị cắt đứt nhưng không bao giờ tẩy xóa hết được. Cách đọc ấy, nhằm dỡ bỏ đi tính cấu trúc luận, tính điển phạm hóa, tính tôn ti cứng nhắc của phép đối sánh sơ giản trong cải biên học - như Spivak nói, là một kiểu "Chủ nghĩa so sánh". Tại đây, các văn bản được xếp cạnh nhau, tự va chạm và tương tác, tự tra vấn lẫn nhau, để từ đó tìm ra những khả thể mới cho việc tiếp nhận chính các văn bản ấy, cho toàn bộ tiến trình giao lưu, tiếp biến và chuyển hóa văn hóa nói chung. , Tóm tắt tiếng anh, Today, film adaptation studies tend to limit their work to the comparison between the original and the adapted versions, and mostly consider the former as the standard. Karen Thomber, in her attempts to go beyond this limit through the transcultural literature methodology, and suggests that we can consider the text (s) in the dynamic and continuous flow of what she calls "nebulas." This article examines the film adaptation Chua tau Kim Quy (2002) of Ho Bieu Chanh's literary work Chua tau Kim Quy (1922). Chua tau Kim Quy is also an adaptation of the French novel The Count of Monte Cristo (1844). In so doing, the article attempts to find the 'Palimpsest' among the 'texts' and identifies that the connections are disrupted but not disappeared. This reading, which aims to go beyond the influence of structuralism, canonization, and rigid primacy of simplistic correspondence, in Spivak's words, is a kind of "Comparativism" Here, the texts are juxtaposed and assembled, self-colliding, interacting, and interrogating, to find new possibilities for the reception of those texts themselves and for the larger processes of cultural exchange and acculturation.