Nghiên cứu tỷ lệ và đặc điểm vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Ngô Đức Kỷ, Nguyễn Thị Hồng Nhung, Nguyễn Văn Thủy, Trần Thị Anh Thơ

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2023

Mô tả vật lý: 13-17

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421179

 Xác định tỷ lệ và đặc điểm vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn ở bệnh nhân có kết quả cấy máu dương tính. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả Tất cả 100 bệnh nhân được chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn có kết quả cấy máu dương tính tại Bệnh viện hữu nghị đa khoa Nghệ An từ 01/2020 - 12/2020. Tuổi trung bình của bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn là 67,06 ± 16,42 tuổi. Có 57 bệnh nhân ≥ 65 tuổi chiếm tỷ lệ 57% gặp nhiều hơn so với bệnh nhân <
  65 tuổi là 43 bệnh nhân có tỷ lệ 43%. Tỷ lệ vi khuẩn Gram âm là 66% cao hơn tỷ lệ vi khuẩn Gram dương là 34%. Nguồn nhiễm khuẩn từ hô hấp chiếm tỉ lệ cao nhất là 52%, tiếp đến là đường vào ổ bụng chiếm 23%, sau đó là tiết niệu 10%. E. coli là tác nhân chiếm tỉ lệ cao nhất gây sốc nhiễm khuẩn với 32%, tiếp theo là S. aureus 26%, thứ 3 là K. pneumoniae 11%. Trên bệnh nhân có bệnh nền đái tháo đường và bệnh COPD, đa số tác nhân gây bệnh là E. coli, S. aureus và Enterococcus faecalis. Đa số các nhóm kháng sinh đều bị đề kháng, đặc biệt kháng sinh nhóm cephalosporin dao động khoảng 37,5% - 82,6%. Các nhóm amikacin, fosmycin, vancomycin và linezolid còn nhạy cảm nhiều với vi khuẩn. Kết luận Vi khuẩn E. coli và S. aureus là hai tác nhân thường gặp ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn. Đặc biệt E. coli, S. aureus và Enterococcus faecalis là những tác nhân hàng đầu gây sốc nhiễm khuẩn ở bệnh nền đái tháo đường và bệnh COPD. Các nhóm amikacin, fosmycin, vancomycin và linezolid còn nhạy cảm nhiều với vi khuẩn.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH