Sử dụng phần tử hữu hạn tiếp xúc mô phỏng sự làm việc của lớp cách ly mặt đường bê tông xi măng

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Phạm Đức Thọ, Trần Nam Hưng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 625 Engineering of railroads and roads

Thông tin xuất bản: Khoa học Giao thông vận tải, 2023

Mô tả vật lý: 230-241

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421190

Để làm giảm ứng suất nhiệt trong tấm bê tông xi măng mặt đường ô tô lớp cách ly giữa đáy tấm và lớp móng đường được sử dụng để làm giảm lực ma sát và lực dính đáy tấm đến một giá trị nào đó. Trong tính toán tấm bê tông xi măng mặt đường cứng hiện nay ở Việt Nam, thường giả thiết giữa tấm và nền hoặc là không có ma sát hoặc là dính chặt với nhau.Điều này sẽ dẫn đến kết quả nhận được không phản ánh sát sự làm việc thực tế của mặt đường. Dựa trên phương pháp phần tử hữu hạn, bài báo này trình bày một khảo sát số trạng thái ứng suất-biến dạng tấm bê tông xi măng mặt đường có kể đến ứng xử của lớp cách ly.Trong đó, lớp cách ly được mô hình hóa bằng phần tử tiếp xúc Goodman.
* Phần tử tiếp xúc này có thể mô phỏng được lực ma sát và lực dính đáy tấm. Kết quả cho thấy, khi tính đến ứng xử của lớp cách ly, trạng thái ứng suất-biến dạng trong tấm có sự thay đổi khá lớn so với giả thiết tấm và nền dính chặt. Do vậy, khi mô hình hóa tấm bê tông xi măng mặt đường ô tô, việc kể đến lớp cách ly là cần thiết để phản ánh sát hơn điều kiện làm việc thực tế của mặt đường, và trong quá trình đó có thể sử dụng phần tử hữu hạn tiếp xúc để mô phỏng lớp cách ly này., Tóm tắt tiếng anh, In order to decrease the thermal stress in the slab, a thin isolation layer between the slab and the base is installed which reduces friction and adhesion forces at the contact interface to certain values. So far in Vietnam, for the calculation of rigid pavement concrete slab, it is basically assumed that there is no friction between the slab and base layer or they bond with each other. Based on the finite element method this paper presents a numerical estimation of stress-deformation state of the slab taking into account the behavior of the isolation layer. In the study, the isolation layer is modeled by Goodman contact elements that can consider both the friction and adhesion forces at the contact interface. The results show that, in case of considering this layer the stress-deformation state in the concrete slabs changes significantly in comparison with case of bond condition imposed between the slab and the base. Therefore, when modeling the rigid pavement concrete slab, it is necessary to take into account the effect of the isolation layer to more closely reflect the real working condition of the pavement, and in this procedure the finite contact element could be used to simulate this layer.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH