Xác định MIC và đột biến kháng levofloxacin của Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Tiền Giang

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Vũ Trung, Trần Ngọc Ánh, Trần Thị Như Lê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Nghiên cứu y học (Đại học Y Hà Nội), 2023

Mô tả vật lý: 129-137

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421198

 Tình trạng kháng kháng sinh ở Helicobacter pylori đang gia tăng và có thể dẫn đến thất bại điều trị. Nghiên cứu này sử dụng kỹ thuật Etest và kỹ thuật giải trình tự sanger nhằm xác định nồng độ ức chế tối thiểu và các dạng đột biến xuất hiện ở Helicobacter pylori trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại Tiền Giang. Đồng thời tìm hiểu về mối liên quan giữa nồng độ ức chế tối thiểu với các dạng đột biến GyrA kháng levofloxacin của Helicobacter pylori. Kết quả nghiên cứu ghi nhận Đột biến GyrA chiếm 60% trong tổng số 65 mẫu nghiên cứu. Trong đó 23,1% (9/39) mẫu nhạy với LEV có nồng độ ức chế tối thiểu của LEV ≤ 1 μg/ml ghi nhận được đột biến làm thay đổi nucleotid ở các vị trí codon P188L, R190Q, M191I, Y81C, P187S, D91T, D108E, R95K, G111A, S185Y. Và 30/39 (66,9%) mẫu có nồng độ ức chế tối thiểu >
  1 μg/ml gặp ở các đột biến vị trí N87K, D91N/G, A55S, M191I, Y28F/I, V107F, A27L, V199G, S29F, M30L, G111L, R42K, V65S, A66L, S101L, M102A, N112I, R95G/K, D108V/E, A94G. Kết luận Đột biến trên GyrA ở vị trí codon N87K, D91N/G/T, A55S của Helicobacter pylori liên quan đến việc tăng nồng độ MIC của levofloxacin. Chưa xác định được đột biến M191I, Y28F/I, V107F, A27L, V199G, S29F, M30L, G111L, R42K, V65S, A66L, S101L, M102A, N112I, R95G/K, D108V/E, A94G trên GyrA có liên quan đến tình trạng kháng LEV của Helicobacter pylori ở Tiền Giang, cần nghiên cứu thêm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH