Công bằng về giới (gender equality) là một trong những mục tiêu trọng tâm được cam kết ngay từ những buổi đẩu xây dựng chính quyền Nhà nước Việt Nam vào năm 1945. Hiến pháp từ năm 1946 đã quy định Đàn bà ngang quyển đàn ông về mọi phương diện và đàn bà được xác định rõ ràng hơn vể qỵyền và nghĩa vụ trong Hiến pháp 1959 (Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 2020). Từ sau những cải cách sâu rộng của đổi mới, Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục xem bình đẳng giới là mục tiêu quan trọng trong xây dựng chính sách phát triển bền vững. Có thể kể đến một vài thành tựu đáng ghi nhận của Việt Nam trong công cuộc xây dựng bình đẳng giới như việc luôn nằm trong những quốc gia có tỉ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động ở mức cao, sức khỏe và trình độ học vấn ngày càng được cải thiện [1, tr. 8]. Tuy nhiên, việc triển khai cũng như hiệu quả của công tác bình đẳng giới tại Việt Nam nhìn chung vẫn còn tồn tại rất nhiều hạn chế. Trong đó, vai trò của truyền thông với việc cung cấp, củng cố những khuôn mẫu (stereotypes) về giới chính là một trong những nguyên nhân khiến quá trình thay đổi này gặp rất nhiều khó khăn. Nhìn chung, có nhiều nghiên cứu đã tổng hợp và nhấn mạnh những khuôn mẫu mang tính định kiến giới trên các sản phẩm truyển thông ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình nhận thức cũng như hành vi của người xem. , Tóm tắt tiếng anh, Based on the two television dramas My mother-in-law (1994) and Living with mother-in-law (2017), the following article focuses on pointing out the differences and similarities in building the image of women with specific gender identities as in-law mother and daughter relationship. Accordingly, these changes in female stereotypes in the media reveal the characteristics of the contemporary Vietnamese social structure as well as the transitional discourses that govern the way gender stereotypes are formed and presented on the television.