Nghiên cứu này nhằm đánh giá tính an toàn và hiệu quả của can thiệp nội mạch trong điều trị xuất huyết tiêu hoá cao. Đối tượng và phương pháp Nghiên cứu hồi cứu trên các bệnh nhân (BN) xuất huyết tiêu hoá cao được can thiệp nội mạch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trong khoảng thời gian từ 10/2017 đến 10/2022. Kết quả 65 bệnh nhân gồm 44 nam và 21 nữ với độ tuổi trung bình 56,5 tuổi. Nguyên nhân chảy máu 24 BN sau phẫu thuật mật - tuỵ, 25 trường hợp viêm loét dạ dày - tá tràng chảy máu, 5 BN do viêm tuỵ, 5 BN sau đặt stent đường mật hoặc phẫu thuật đường mật, 2 BN sau chấn thương tụy, 3 BN do dị dạng mạch, 1 BN do u tá tràng chảy máu. 36 BN (55,4%) được thực hiện nội soi dạ dày - tá tràng trước can thiệp, trong đó có 30 BN phát hiện tổn thương nhưng can thiệp thất bại. 43 BN được truyền máu (66,1%), 11 BN (16,9%) phải dùng vận mạch trước can thiệp. Tổn thương trực tiếp được phát hiện ở 49 BN (75,4%) 20 BN có chảy máu hoạt động, 28 BN giả phình ĐM và 1 BN có hình ảnh lóc tách ĐM. 12 trường hợp dùng coils (18,5%), 19 BN dùng keo sinh học (29,2%), 33 trường hợp phối hợp coils và keo sinh học (50,7%), 1 trường hợp được nút mạch tạm thời bằng gelfoam (1,6%). Không có bệnh nhân nào chảy máu tái phát sau 24 giờ, 5 bệnh nhân chảy máu tái phát sau 14 ngày (7,7%). 2 BN có biểu hiện suy gan sau tắc ĐM gan riêng, trong đó có 1 trường hợp suy gan không hồi phục. 2 BN tử vong trong vòng 30 ngày (3,1%). Kết luận Can thiệp nội mạch là phương pháp an toàn và hiểu quản trong điều trị chảy máu tiêu hoá cao, đặc biệt ở những bệnh nhân không đáp ứng với điều trị nội khoa/can thiệp nội soi thất bại, hoặc những trường hợp biến chứng mạch máu sau can thiệp hoặc phẫu thuật., Tóm tắt tiếng anh, This study to evaluate the safety and effectiveness of endovascular intervention in treating upper gastrointestinal bleeding. Patients and methods Retrospective study on patients with high gastrointestinal bleeding undergoing endovascular intervention at Viet Duc University Hospital between October 2017 and October 2022. Results 65 patients, including 44 men and 21 women, with an average age of 56.5 years. Causes of bleeding 24 patients after biliary-pancreatic surgery, 25 cases of peptic ulcer bleeding, 5 patients due to pancreatitis, 5 patients after biliary stenting or biliary surgery, 2 patients after pancreatic trauma injury, 3 patients due to vascular malformation, 1 patient due to bleeding duodenal tumour. 36 patients (55.4%) were performed gastroduodenal endoscopy before the intervention, of which 30 patients detected lesions, but failed to control bleeding under endoscopy. 43 patients received blood transfusion (66.1%), and 11 patients (16.9%) had received vasopressors before intervention. Vascular injuries were detected in 49 patients (75.4%) 20 had active bleeding, 28 had aneurysm pseudoaneurysm, and 1 had an artery dissection. 12 cases using coils (18.5%), 19 patients using glue (29.2%), 33 patients combining coils and bio-glue (50.7%), 1 case was temporarily blocked with gelfoam (1.6%). There was no recurrent bleeding after 24 hours and 5 recurrent bleeding after 14 days (7.7%). 2 patients presented with liver failure after separate hepatic artery occlusion, including 1 case of irreversible liver failure. 2 patients died within 30 days (3.1%). Conclusion Endovascular intervention is a safe and effective method for treating upper gastrointestinal bleeding, especially in patients who have failed to medical therapy/endoscopic intervention or who have vascular complications after intervention or surgery.