Bất thường bẩm sinh túi tinh là loại bệnh lý hiếm gặp nhưng lại là nguyên nhân chủ yếu của vô sinh nam do tắc nghẽn sau tinh hoàn. Trong số các phương pháp chẩn đoán thì cộng hưởng từ (CHT) được cho là an toàn, khách quan và hiệu quả nhất để đánh giá bất thường bẩm sinh túi tinh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả trên nhóm bệnh nhân nam (BN) chậm con đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Hà nội trong khoảng thời gian từ 2017-2019 và 2020-2022, được chụp CHT 1.5 Tesla túi tinh - đường dẫn tinh theo các chuỗi xung T2W axial, coronal và sagittal độ phân giải cao, T1W FS và T2W FS 3D. Kết quả Có 18 BN được chẩn đoán bất thường bẩm sinh túi tinh trong đó có 4 BN bất sản túi tinh hai bên, 3 BN bất sản túi tinh một bên đơn thuần, 2 BN bất sản túi tinh một bên và thiểu sản túi tinh bên còn lại, 6 BN thiểu sản túi tinh một bên, 1 BN nang túi tinh và 2 BN giãn túi tinh. Các bệnh nhân có bất sản và/hoặc thiểu sản túi tinh đều không có tinh trùng khi xét nghiệm tinh dịch đồ. Các bệnh nhân thiểu sản túi tinh và nang túi tinh không có bất thường bẩm sinh thận kết hợp. Kết luận Cộng hưởng từ do không gây bức xạ, có độ phân giải mô mềm rất rõ nét, hình ảnh khách quan nên là phương pháp được lựa chọn hàng đầu trong chẩn đoán bất thường bẩm sinh túi tinh., Tóm tắt tiếng anh, Congenital anomalies of seminal vesicle (SV) are rare but this entity is the most common cause of post- testicular obstruction of male infertility. Among the diagnosis modalities, magnetic resonance imaging (MRI) is considered as safe, objective and most efficacy in the evaluation of congenital anomalies of SV. Material and method Descriptive study in the male patient group who were suspected male infertility in Hanoi Medical University Hospital from 2017 to 2019 and from 2020 to 2022, underwent a seminal vesical MRI 1.5 Tesla with high- resolution T2W sagittal, coronal, axial, 3D T2WFS and T1WFS. Results Eighteen (18) patients were diagnosed as congenital anomalies of seminal vesicle in this study. Among them, 4 patients with bilateral agenesis, 3 patients with unilateral agenesis only, 2 patients with unilateral agenesis and contralateral hypoplasia, 6 patients with unilateral hypoplasia, 1 patient with bilateral SV cyst, 2 patients with SV dilatation. All patients with SV agenesis and/or hypoplasia were azospermia in the sperm count. The patients with SV hypoplasia and/or cyst were not associated with renal agenesis or hypoplasia. Conclusion Because of non radiation, excellent soft tissu resolution, objective viewing and reporting, magnetic resonance imaging is the modality of choice to evaluate the congeninal anomalies of seminal vesical.