Tác động của HCN phát tán từ hồ chứa nước thải của mỏ vàng đến sức khỏe cộng đồng: Trường hợp nghiên cứu điển hình ở Thái Lan

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Trần Bá Quốc

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Khoa học và Công nghệ (Đại học Duy Tân), 2020

Mô tả vật lý: 86-93

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421397

Cyanide thường được sử dụng để trích chiết vàng từ quặng. Sau đó, nước thải có chứa các hợp chất cyanide được thải vào hồ chứa nước thải (HCNT). Hydro xyanua (HCN) là chất bay hơi và có độ độc tính cao nhất trong số các chất cyanide được thải vào HCNT. Mỏ vàng lớn nhất Thái Lan nằm ở tỉnh Phichit sử dụng cyanide để trích chiết vàng. Nước thải có chứa cyanide từ mỏ vàng này được thải ra HCNT với nồng độ tối đa cho phép là 20 mg/l. Đã có những lo ngại về việc số liệu HCN từ HCNT phát tán vào không khí có gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng hay không. Để đánh giá tác động của HCN phát tán từ HCNT đến sức khỏe cộng đồng, nghiên cứu này áp dụng mô hình AERMOD để mô phỏng sự phát tán của HCN từ HCNT của mỏ vàng ở tỉnh Phichit. Các kết quả mô phỏng được so sánh với các mức phơi nhiễm tham chiếu cấp tính và mãn tính (REL) đối với HCN. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, có 42 cộng đồng phơi nhiễm cấp tính, và 2 cộng đồng phơi nhiễm mãn tính. Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra rằng, để HCN từ HCNT không gây tác động tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng, nồng độ cyanide trong HCNT nên là 2.73 mg/l, thay vì 20 mg/l như được đưa ra trong EIA của dự án.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH