Ảnh hưởng của sự thay đổi độ mặn lên cấu trúc thành phần loài luân trùng (Rotifera) tại lưu vực hạ lưu sông Hậu

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Âu Văn Hóa, Nguyễn Công Tráng, Vũ Ngọc Út

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 577 Ecology

Thông tin xuất bản: Khoa học (Đại học Cần Thơ), 2021

Mô tả vật lý: 137-152

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421431

 Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá sự biến động của thành phần loài và số lượng luân trùng (Rotifera) dưới sự biến động của độ mặn ở hạ lưu sông Hậu. Kết quả sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu về các biện pháp quản lý chất lượng nước phục vụ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong điều kiện xâm nhập mặn ngày càng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long. Mẫu môi trường và sinh vật được thu hàng tháng từ 7/2017-6/2018 vào lúc triều cao và triều thấp tại 3 địa điểm gồm Cái Côn, Đại Ngãi và Trần Đề. Kết quả cho thấy có 47 loài luân trùng ghi nhận được với tổng mật độ 38.985-79.761 ct/m3 (trung bình 1.249-2.045 ct/m3 ). Độ mặn tác động mạnh mẽ đến luân trùng
  theo đó, số lượng loài hiện diện (Y1), mật độ (Y2) đều có mối tương quan nghịch với độ mặn và được biểu diễn bằng phương trình Y1=-1,47*X+23,3 (X độ mặn
  R1 2=0,537
  sig.=0,003)
  Y2=-529,49*X+17.045,9 (R2 2=0,354
  sig.=0,025). Khoảng độ mặn 0-4‰ thích hợp cho các loài luân trùng trên sông Hậu phát triển. Tại các thời điểm độ mặn thấp trong năm (<
 4‰), người nuôi thủy sản có thể bổ sung hữu cơ để nâng cao mật độ các loài luân trùng như B. plicatilis, F. terminalis và K. cochlearis làm nguồn thức ăn tự nhiên cho việc nuôi thủy sản., Tóm tắt tiếng anh, This study is performed to assess the fluctuation of rotifer compostion and its density by the effect of the variation in salinity on the lower Hau River. These results will be the principle of the research on the water quality management to supply for the sustainable development of aquaculture under the increase of saline intrusion circumstances in the Mekong Delta. The water quality and rotifers samples were collected monthly from July 2017 to June 2018 for high tide and low tide at 3 sampling sites including Cai Con, Dai Ngai, and Tran De. In the result, 47 species of rotifer were recorded in downstream region of Hau river with the density ranged of 38,985-79,761 ind.m-3 (1,249-2,045 ind.L-1 on average). The salinity had a significant effect on rotifer's structure
  in which, the amount of appeared species (Y1) and its density (Y2) were negatively correlated with salinity by 2 regression equations Y1=- 1.47*X+23.3 (where, X salinity
  R1 2=0.537
  sig.=0.003)
  Y2=- 529.49*X+17,045.9 (R2 2=0.354
  sig.=0,025). The salinity of 0-4‰ was suitable for improvement of rotifer in downstream region of Hau river. At the period of low saline (less than 4‰), the farmers could have supplied the organic matters to enhance the density of rotifers such as B. plicatilis, F. terminalis. and K. cochlearis for aquaculture.
1. 
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH