Nghiên cứu hình thái lâm sàng của các khuyết hổng phần mềm vùng mặt do chấn thương

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Hồng Lợi, Nguyễn Văn Khánh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2022

Mô tả vật lý: 56-60

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421517

Mô tả hình thái lâm sàng của các khuyết hổng phần mềm vùng mặt do chấn thương. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả đặc điểm các khuyết hổng phần mềm vùng mặt mặt do chấn thương đến khám và điều trị tại Trung tâm Răng Hàm Mặt - Bệnh viện Trung Ương Huế trong khoảng thời gian từ 03/2021 đến 10/2021. Kết quả Khuyết hổng dạng elip chiếm đa số 46,9% kế đến hình tam giác chiếm 34,4%. Các khuyết hổng thường có bờ nham nhở (30/32 trường hợp), tổ chức dập nát hoại tử và dị vật tổ chức (25/32 trường hợp). Khuyết hổng cho một đơn vị giải phẫu ở vùng má chiếm 84,4% cao nhất và khuyết hổng 2 đơn vị gặp cao nhất vùng trán - lông mày 9,4%. Kích thước khuyết hổng có chiều dài từ 2,5 - 4cm chiếm tỷ lệ cao nhất (43,7%). Trong khi đó chiều rộng khuyết hổng trong khoảng 1-1,5cm chiếm tỷ lệ cao nhất 59,4%. Kết luận Hiểu biết rõ được hình thái lâm sàng của các khuyết hổng phần mềm vùng mặt do chấn thương giúp xây dựng lên phương pháp tạo hình các khuyết hổng phần mềm vùng mặt mang lại hiệu quả cao, Tóm tắt tiếng anh, To describe the clinical-morphological characteristics of soft tissue defects in the facial region due to trauma. Methods An observational study was conducted in patients with of soft tissue defects in the facial region due to trauma who admitted in Odonto-Stomatology Center, Hue Central Hospital between March and October 2021. Results Elliptical defects accounted for the majority 46.9%, followed by triangles accounted for 34.4%. The defects often have jagged edges (30/32 cases), necrotic tissue and foreign bodies (25/32 cases). The defect for one anatomical unit in the cheek area accounted for the highest 84.4% and the defect for 2 units was highest in the forehead - eyebrow area 9.4%. The size of the flaw is 2.5 - 4cm in length, accounting for the highest proportion (43.7%). Meanwhile, the gap width in the range of 1-1.5cm accounts for the highest rate of 59.4%. Conclusion Understanding the clinical morphology of facial soft tissue injuries helps to develop a highly effective method of shaping facial soft tissue injuries.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH