Đánh giá tính hiệu quả và an toàn của phương pháp can thiệp nút mạch cầm máu trong điều trị bệnh nhân (BN) chảy máu tá tràng cấp tính. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu hồi cứu/tiến cứu mô tả từ 01/01/2020 đến 31/05/2021, 21 BN được chẩn đoán chảy máu tá tràng và can thiệp nội mạch cầm máu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Kết quả Tỷ lệ thành công về kỹ thuật và lâm sàng lần lượt là 21/21(100%) và 14/21(66,7%) trường hợp. Tỷ lệ biến chứng sớm chảy máu tái phát chiếm 4/21(19%), trong đó 1 BN được nút mạch lần hai, 3 BN được nội soi nhắc lại hoặc phẫu thuật cầm máu sau nút, 1 BN u tá tràng sau nút mạch có biến chứng thiếu máu tá tràng được kiểm tra lại bằng nội soi và điều trị phẫu thuật. Tỷ lệ tử vong trong vòng 30 ngày sau nút là 9/21 (42.8%), trong đó 2 BN nặng lên do u tiến triển mà không có biểu hiện chảy máu tiêu hóa tái phát. Kết luận Can thiệp nút mạch cầm máu là một phương pháp an toàn, hiệu quả trong kiểm soát chảy máu tá tràng thất bại với điều trị cầm máu qua nội soi, nhất là đối với những BN thuộc nhóm cao tuổi, có bệnh lý nội khoa kết hợp., Tóm tắt tiếng anh, To evaluate the efficacy and safety of endovascular embolization in treatment of acute duodenal bleeding. Materials and method Retrospective and prospective descriptive study, from January 2020 to June 2021, 21 cases diagnosed as duodenal bleeding, were alternatively attempted to the transcatheter arterial embolization (TAE) under the guidance of DSA (digital subtraction angiography). Results The technical and clinical success rates of TAE were respectively 21/21 (100%) and 14/21 (66,7%). The early complication of recurrent bleeding rate for 4/21 (19%), of which 1 patient was embolized for the second time, the last 3 cases were repeated endoscopic or hemostasis surgery secondary. There was 1 case with duodenal ischemic complication checked by repeated endoscopic post - embolotherapy due to duodenal tumor, followed by surgical intervention. Mortality rate within 30 days after embolization was 9/21 (42.8%), 2 patients had poor prognosis due to tumor progression without rebleeding, the remaining patients was affected by underlying diseases, coagulation disorders, death leaded by hemorrhagic shock or multiple organ failure. Conclusion The hemostatic embolization therapy in the treatment of duodenal bleeding has been shown to be a safe and effective method in the management and control of duodenal hemorrhage refractory to endoscopic treatment, especially for elderly patients with severe comorbidities and high risks.