Việt Nam tham gia Nghị định thư Montreal từ tháng 10/1994. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan, các doanh nghiệp sử dụng ODS( các chất làm suy giảm tầng ozon) đã loại trừ hoàn toàn 500 tấn CFC, 3,8 tấn halon là lượng tiêu thụ hàng năm ở nước ta từ ngày 01/01/2010. Thực hiện Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal trách nhiệm của Việt Nam trong các năm tiếp theo là loại trừ hoàn toàn tiêu thụ các chất HCFC. Hệ thống pháp luật nước ta đã có khá nhiều quy định nhằm hướng tới mục tiêu quản lý các chất suy giảm tầng ozon các văn bản nổi bật như Luật bảo vệ môi trường 2020, Nghị định 06/2022/NĐ-CP quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon
Quyết định số 01/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh mục lĩnh vực cơ sở phát thải khí nhà kính phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính... Trong phạm vi bài viết này tác giả xin tập trung phân tích các nhóm quy định chính sau đây Nhóm quy định về nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất các chất làm suy giảm tầng ozon
Các quy định về hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, tăng cường phát triển và sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Các quy định về xử lí ô nhiễm tại các cơ sở để giảm thiểu các loại bụi và khí độc hại.