Phương pháp xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng không khí địa phương trong điều kiện hiện nay

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Hồ Quổc Bằng, Lê Thị Vinh Hương, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thoại Tâm, Vũ Hoàng Ngọc Khuê

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Môi trường, 2021

Mô tả vật lý: 15-21

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421664

 Hiện nay, các tỉnh/thành của Việt Nam có tốc độ phát triển kinh tế khá nhanh và đô thị hóa diễn ra nhanh chóng. Các hoạt động này ảnh hưởng đến chất lượng môi trường, đặc biệt là chất lượng không khí (CLKK) và sức khỏe con người. Cần thiết phải xây dựng kế hoạch quản lý CLKK hiệu quả (hay còn gọi là kế hoạch không khí sạch (CAP)). Mục tiêu của nghiên cứu là hướng dẫn các bước xây dựng một CAP dựa trên cơ sở khoa học tích hợp kết quả đã thực hiện trước đó như kiểm kê khí thải (EI), phân vùng xả thải khí thải và kết quả tính tác động của ô nhiễm không khí (ÔNKK) đến sức khỏe người dân
  Áp dụng phương pháp này xây dựng CAP cho TP. HCM. Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp xây dựng CAP của Dự án Không khí sạch cho các thành phố (TP) vừa và nhỏ khu vực Đông Nam Á (CASC) của Đức. Để xây dựng CAP cho TP. HCM, cần kiểm kê khí thải, kết quả EI từ tích hợp hai phương pháp tiếp cận từ dưới lên và trên xuống, sau đó, kết quả mô phỏng lan truyền ÔNKK và phân vùng xả thải từ hệ mô hình TAPM-CTM. Phương pháp tính toán tác động của ÔNKK lên sức khỏe người dân TP. HCM dựa trên lý thuyết mô hình BENMAP. Kết quả cho thấy, nguồn đường (giao thông) chiếm lượng phát thải lớn nhất cho tất cả các chất gây ô nhiễm, đóng góp tương ứng 99,0%, 97,0%, 93,0%? 78,0%, 76,0%, 64,0% và 45,0% tổng lượng phát thải CO, NMVOC, NOx, SO2, TSP, CH4, và PM2.5 của toàn TP. Đổi với một số khu vực trung tâm, TP không còn khả năng tiếp nhận khí thải CO, NOX. Nghiên cứu đánh giá tác động của ÔNKK lên sức khỏe cộng đồng tại TP. HCM cho thấy ảnh hưởng lớn của bụi PM2.5 tới sức khỏe cộng đồng khi chiếm tới 81,45% tổng số ca tử vong được gây ra bởi cả ba tác nhân ô nhiễm (PM2.5, SO2, NO2). Cuối cùng, CAP đã được đề xuất với 13 giải pháp và 1 khuyến nghị giai đoạn 2020-2025. Đây là nghiên cứu tích hợp toàn diện đẩu tiên vé CAP tại 1 địa phương ở Việt Nam, mang lại cái nhìn sâu sắc để hỗ trợ cơ quan ban hành các kế hoạch và hành động nhằm giảm phát thải khí thải, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường không khí, hướng tới phát triển bền vững. , Tóm tắt tiếng anh, Vietnam's urban areas witnessed a rapid increase in economic and urbanization growth rate. These bring adverse impacts to the environment, especially to the atmosphere and to human health. Hence, it needs to develop an effective air quality management plan (or called Clean air action plan (CAP)). The objective of this study including suggesting guidance for the development of CAP using the basic of science and the result of previous emission inventory (El)
  conducting the air emissions loading and estimate the impact of air pollution to the citizen, and after that apply this method to build the CAP for Ho Chi Minh City. This study learns the CAP construction approach from the Clean Air for Smaller Cities Project (CASC) developed by German scientists. According to this approach, Ho Chi Minh City needs to implement detailed El integrated the bottom-up and top-down method and conduct for air quality maps and air emissions-loading capacity then using air dispersion models system called TAPM-CTM . To estimate the health impact assessment, the method of BENMAP model was adopted. The results show that transportation (line sources) accounted for the large proportions of co, NMVOC, NOX, SO2, TSP, CH4, and PM2.5 with 99,0%, 97,0%, 93,0%, 78,0%, 76,0%, 64,0% và 45,0%, respectively. The air loading capacity maps demonstrated that the central area of the city is being overloaded and can not receive more sources of emissions of CO and NOX. And PM2.5 was identified as the main substance that gives a strong impact on human health which is responsible for 81,45% of the total mortality caused by air pollution (related to PM2.5, SO2, NO2). Finally, CAP was proposed with 13 measures and 01 suggestions in the period of 2020-2025. This is the first fully integrated study in Vietnam, bringing the fully-deep insight, supporting the authorities and agencies to issue plans and actions to mitigate the emissions, protecting people's health and air quality, towards sustainable development.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH