Suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non hiện nay không chỉ là vấn đề quan tâm chung của các gia đình, cộng đồng địa phương mà còn của chính các cơ sở giáo dục mầm non. Đặc biệt, tình trạng này vẫn còn tồn tại ở một số trường mầm non vùng dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Do đó, đây là một vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng hai phương pháp chính là phương pháp nghiên cứu lý luận và phương pháp nghiên cứu thực tiễn trong phạm vi nhằm làm rõ được những vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu về suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non nói chung và trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số nói riêng, bài báo khảo sát thực trạng suy dinh dưỡng của trẻ ở 5 trường mầm non vùng dân tộc thiểu số phía Bắc Việt Nam, từ đó, đề xuất 4 biện pháp tích cực để khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mầm non vùng dân tộc thiếu số.Trong đó, biện pháp "Nâng cao nhận thức trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ mầm non vùng dân tộc thiểu số là cần thiết và khả thi nhất với điểm trung bình đạt được lần lượt là 2,92 và 2,9., Tóm tắt tiếng anh, Malnutrition in preschool children is not only a common concern of families and local communities but also of preschool education institutions. In particular, this situation still exists in some ethnic minority preschools that still face many difficulties. Therefore, it is an urgent issue in the current period. In this study, we use two main methods including theoretical research methods and practical research methods in the scope to clarify research problems. Based on overview of research projects on malnutrition in preschool children in general and preschool children in ethnic minority areas in particular, the article investigated the malnutrition situation of school children in 5 preschools in ethnic minority areas in northern Vietnam, thereby proposing 4 positive measures to overcome the malnutrition situation of preschool children in ethnic minority areas. In there, the measure Raising awareness in the prevention of malnutrition for preschool children in ethnic minority areas is the most necessary and feasible measure with the average score of 2.92 and 2.9 respectively.