Mối liên quan giữa biến chứng vận động và tình trạng chậm làm trống dạ dày trong bệnh parkinson

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Xuân Cảnh, Trần Thanh Hùng, Vũ Anh Nhị

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2021

Mô tả vật lý: 48-53

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421773

Bệnh Parkinson là bệnh thoái hóa thần kinh thường gặp đứng hàng thứ hai sau bệnh Alzheimer. Chậm làm trống dạ dày có thể là cơ chế dược động học quan trọng gây ra các biến chứng vận động của bệnh Parkinson. Mục tiêu nghiên cứu khảo sát mối liên quan giữa biến chứng vận động và tình trạng chậm làm trống dạ dày trong bệnh Parkinson. Phương pháp nghiên cứu nghiên cứu cắt ngang mô tả, tiến cứu trên bệnh nhân mắc bệnh Parkinson và ký đồng ý tham gia nghiên cứu. Bệnh nhân được đánh giá các biến chứng vận động và được thực hiện xạ hình làm trống dạ dày với thức ăn đặc để đánh giá tình trạng chậm làm trống dạ dày. Số liệu được xử lý bằng phần mềm R phiên bản 4.0.3. Kết quả Nghiên cứu gồm 72 bệnh nhân Parkinson, trong đó nữ giới chiếm 73,6%. Có 72,2% bệnh nhân có ít nhất một loại biến chứng vận động. Tỉ lệ chậm làm trống dạ dày trên xạ hình là 45,8%. Bệnh nhân có chậm đạt trạng thái BẬT thì có nguy cơ bị chậm làm trống dạ dày cao hơn (66,67%) so với bệnh nhân không có biến chứng này (38,89%), kiểm định χ2, p = 0,041. Kết luận Cần nhận diện biến chứng chậm đạt trạng thái BẬT, từ đó tiến hành khảo sát tình trạng chậm làm trống dạ dày để đánh giá hiệu quả điều trị thuốc uống ở bệnh nhân Parkinson.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH