Nhận biết về các dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn phổ tự kỷ ở người chăm sóc trẻ tự kỷ

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Mai, Tống Thị Huế

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y học Việt Nam (Tổng hội Y học Việt Nam), 2023

Mô tả vật lý: 121-125

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421794

 Khảo sát sự nhận biết của người chăm sóc trẻ tự kỷ về các dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn phổ tự kỷ trong 4 năm đầu đời. Phương pháp Một nghiên cứu khảo sát được thực hiện ở 105 người chăm sóc trẻ tự kỷ, sử dụng bộ câu hỏi cấu trúc xây dựng dựa trên các dấu hiệu cảnh báo sớm của rối loạn phổ tự kỷ đã được tổ chức Autism Speaks khuyến cáo. Kết quả Các phát hiện đầu tiên được người chăm sóc báo cáo phổ biến nhất là chậm nói, ít đáp ứng khi gọi tên, tỷ lệ gặp lần lượt là 60%
  45,7%, ở lứa tuổi trung bình 20,37 ± 5,27 tháng tuổi. Dấu hiệu chậm nói được phát hiện khi trẻ 12 tháng là 34,3% và khi trẻ 24 tháng là 98,1% và 60% trẻ ít/không có đáp ứng khi gọi tên ngay từ khi 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, có sự trì hoãn rõ rệt, thời điểm trẻ được đưa đi khám lần đầu về vấn đề này là 28,82 ± 6,78 tháng tuổi và được chẩn đoán rối loạn phổ tự kỷ là 34,11 ± 7,28 tháng tuổi. Kết luận Đa số người chăm sóc có thể phát hiện được dấu hiệu sớm của rối loạn phổ tự kỷ từ trước 24 tháng tuổi nhưng vẫn còn trì hoãn tiếp cận khám và chẩn đoán. Nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của việc đẩy mạnh truyền thông để tăng cường sự quan tâm, nhận biết của người chăm sóc giúp trẻ mắc rối loạn phổ tự kỷ được chẩn đoán và can thiệp sớm.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH