Nghiên cứu in vitro: độ xói mòn ngà răng của các phương pháp hoạt hoá chelat quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Lê Thị Thu Nga, Anh Chi Phan

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 617.6 Dentistry

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học Huế, 2023

Mô tả vật lý: 200-205

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421867

 Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá, so sánh khả năng gây xói mòn ngà răng của các phương pháp hoạt hóa chelat. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 45 chân răng cối nhỏ được chọn và phân chia ngẫu nhiên thành 3 nhóm (n = 15) dựa trên phương pháp bơm rửa ống tuỷ với dung dịch EDTA 17% (1) Bơm rửa bằng kim thông thường, (2) Hoạt hoá bằng siêu âm, (3) Hoạt hoá bằng sóng âm. Sau khi trải qua quá trình xử lí mẫu, các nửa chân răng được quan sát và đánh giá độ xói mòn ngà răng dưới kính hiển vi điện tử quét có độ phóng đại 1000 lần theo thang điểm Torabinejad (2003). Kết quả Ở vị trí 1/3 cổ, trung bình điểm số xói mòn ngà của ba nhóm nghiên cứu khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p >
  0,05). Ở vị trí 1/3 chóp, 1/3 giữa và trên toàn bộ ống tuỷ, trung bình điểm số xói mòn ngà của nhóm hoạt hoá bằng sóng âm cao hơn so với 2 nhóm còn lại (p <
  0,05). Kết luận Hoạt hoá chelat bằng sóng âm gây ra độ xói mòn ngà răng cao hơn so với bơm rửa ống tuỷ bằng kim thông thường và hoạt hoá chelat bằng siêu âm., Tóm tắt tiếng anh, The purpose of this study was to evaluate and compare the dentine erosion ability of root canal irrigation methods with chelat solution. Materials and Methods 45 premolar roots were selected and randomly divided into 3 groups (n = 15) based on root canal irrigation methods with 17% EDTA solution (1) Conventional needle irrigation, (2) Ultrasonic activation, (3) Sonic activation. After undergoing sample processing, the half roots were observed and evaluated for the erosion dentine under a scanning electron microscope with a magnification of 1000 times according to Torabinejad (2003). Results In cervical, the average dentine erosion score of the 3 study groups was not statistically significant (p >
  0.05). In the middle, apical and over the root canal, the average dentine erosion score of the sonic activation method was higher than that of the other groups (p <
  0.05). Conclusion Sonic irrigation cause higher dentine erosion than conventional needle irrigation and ultrasonic activation.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH