Doanh nghiệp tinh gọn và hệ thống thông tin tinh gọn

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Bích Ngọc

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 650 Management and auxiliary services

Thông tin xuất bản: Kế toán và Kiểm toán, 2021

Mô tả vật lý: 73-76

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421902

Thuật ngữ Lean (tinh gọn) được sử dụng lần đầu tiên bời Womack, Jones và Roos để mô tả hệ thống sản xuất của Toyota. Tinh gọn ở đây không chỉ đơn giản là cắt giảm chi phí mà còn hơn thế nữa. Vào đầu thế kỷ 20, các nhà sản xuất xe hơi của Mỹ như Ford và General Motors đã phát triển hệ thống nhà sản xuất hàng loạt. Điều này cho phép các nhà sản xuất ô tô sản xuất hàng nghìn chiếc xe giống hệt nhau, sử dụng các bộ phận và linh kiện tiêu huấn hóa. Dây chuyền sản xuất chuyển động ra đời, nơi thùng xe di chuyển dọc theo băng chuyền và ở mỗi công đoạn, công nhân nhà máy thêm các thành phần vào cho đến khi thành phẩm ra khỏi dây chuyền sản xuất. Hiệu quả kinh tế theo quy mô, đồng nghĩa với việc ô tô trở nên hợp túi tiền hơn nhiều đối với các gia đình có thu nhập mức thu nhập trung bình. Năm 1950, Eiji Toyoda, một kỹ sư và là thành viên của gia đình thành lập Công ty Toyota, đến thăm nhà máy Ford Rouge ở Detroit. Ông đã nghiên cứu kỹ các kỹ thuật sản xuất đang được sử dụng tại Ford và khi trở về Nhật Bản, ông đã thảo luận với giám đốc sản xuất Taiichi Ohno. Hai người đi đến kết luận rằng, không thể sao chép trực tiếp các phương pháp sử dụng tại Ford cho Toyota. Trong những năm qua, họ đã thực hiện một số đổi mới trong phương pháp sản xuất và ngày nay chúng ta gọi là phương pháp sản xuất tinh gọn. Bài viết này nhằm mục đích, làm rõ những đặc điểm của phương pháp sản xuất tinh gọn so với phương pháp sản xuất truyền thống và những lưu ý khi áp dụng phương pháp luận tinh gọn vào hệ thống thông tin doanh nghiệp.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH