So sánh một số chỉ tiêu hoá lý và khả năng chống ôxy hoá của một số loại mật ong chính ở Việt Nam

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Cung Thị Tố Quỳnh, Phạm Như Quỳnh

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại:

Thông tin xuất bản: Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, 2022

Mô tả vật lý: 95 - 101

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 421983

 Mật ong có nguồn gốc tự nhiên vói thành phần dinh dưỡng đa dạng và giàu hoạt tính kháng khuẩn, chống oxi hóa. Nghiên cứu được thực hiện trên 10 mẫu mật ong vói nguồn hoa đa dạng tại một số tỉnh, thành ở Việt Nam, nhằm so sánh một số chỉ tiêu hóa lý và khả năng chống oxi hóa của các loại mật ong chính ở nước ta. Kết quả cho thấy, các mẫu mật ong đều đáp ứng yêu cầu chất lượng theo TCVN hiện hành về hàm lượng nước, hàm lượng đường khử tự do, hàm lượng đường sucrose, độ axit, hoạt lực diastase và hàm lượng HMF (5-Hydroxymethylfurfural). Bên cạnh đó, hàm lượng phenolic tổng số của các mẫu mật không giống nhau, trong đó các mẫu mật ong cà phê 2, cao su 2, mật ong nhân có hàm lượng phenolic tổng cao, lần lượt là 332,58 ± 1,38
  314,97 ± 0,88 và 273,58 ± 0,33 mg GAE/100 g. Hàm lượng flavonoid tổng trong các mẫu mật ong khá thấp, dao động trong khoảng từ 4,33 ± 0,06 đến 38,26 ± 0,39 mg QE/100 g. Kết quả phân tích thành phần chính PCA (Principle Component Analysis) dựa trên số liệu thu được từ tính chất hóa lý, khả năng quét gốc tự do DPPH, hàm lượng phenol tổng (TPC) và hàm lượng flavonoid tổng (TFC) đã chỉ ra những tính chất đặc trưng của các mẫu mật ong nghiên cứu., Tóm tắt tiếng anh, Honey is the natural product with a diverse nutritional composition and rich in antioxidant activity. The study aims to compare some physicochemical parameters and antioxidant properties of ten main kinds of honey from varied floral sources in some provinces in Vietnam. The results showed that the honey samples met the quality requirements of National standards for honey, including water content, free reducing sugar content, sucrose content, acidity, diastase activity, HMF (5-Hydroxymethylfurfural) content. In addition, total phenolic content (TPC) of studied honey samples quite varied. Honey samples with high total phenolic content were products from coffee 2, rubber 2, longan honey (reaching 332.58 ± 1.38
  314.97 ± 0.88 and 273.58 ± 0.33 mg GAE/100 g, respectively). The total flavonoid content (TFC) in honey samples was quite low, ranging from 4.33 ± 0.06 to 38.26 ± 0.39 mg QE/100 g. The result of Principal Component Analysis (PCA) based on physicochemical parameters, DPPH free radical scavenging ability, total phenol content and total flavonoid content have shown characteristic properties ofthe studied honey products.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH