Tinh bột hạt mít (JS) được tách và thu hồi với hiệu suất 27,11% tính theo khối lượng tươi của hạt sau khi đã loại sạch các lớp vỏ. Tinh bột carboxymethyl (CMS) được tổng hợp nhờ phản ứng giữa JS với natri hydroxit và axit monochloroacetic ở 50°C trong 2 giờ. Sản phẩm carboxymethyl có độ thế (DS)0,67. Độ hòa tan, độ trương nở, độ nhớt, hình thái học bề mặt - SEM, cấu trú hóa học - FTIR, cấu trúc hạt - XRD của tinh bột hạt mít và tinh bột carboxymethyl đã được xác định. Kết quả nghiên cứu cho thấy khi nhiệt độ tăng thì hai loại tinh bột có độ trương nở và độ hòa tan tăng, trong khi độ nhớt lại giảm dần. Ảnh SEM của các hạt tinh bột carboxymethyl cho thấy sự xuất hiện các vết rạn nứt nhẹ trên bề mặt so với các hạt tinh bột hạt mít do xảy ra phản ứng carboxymethyl
kích thước hạt tinh bột trung bình của tinh bột carboxymethyl dao động từ 13,74 đến 20,22 µm lớn hơn các hạt tinh bột hạt mít (5,8 - 12,6 µm)
phổ FTIR của tinh bột carboxymethyl xuất hiện dải hấp thụ ở bước sóng 1636,43 cm-1 ứng với dao động của nhóm -C=O trong tinh bột carboxymethyl. Kết quả đo XRD cho biết phản ứng carboxymethyl hóa tinh bột hạt mít diễn ra chủ yếu ơ vùng vô định hình với sự tham gia của amylose còn amylopectin chưa phản ứng.