Thực trạng người khuyết tật đến khám giám định tại Trung tâm Giám định y khoa Hà Nội năm 2019

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Đăng Đức Nhu, Đặng Văn Châu, Nguyễn Hồng Hiên, Nguyễn Thành Chung

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 362 Social welfare problems and services

Thông tin xuất bản: Y học cộng đồng, 2023

Mô tả vật lý: 284-290

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 422041

 Mô tả thực trạng người khuyết tật đến khám giám định tại Trung tâm Giám định y khoa Hà Nội năm 2019Phương pháp Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu 386 hồ sơ của các đối tượng đã đến khám giám định tại Trung tâm Giám định y khoa Hà Nội từ tháng 01 năm 2015 đến tháng 4 năm 2019. Kết quả Nghiên cứu cho thấy đối tượng giới tính nam chiếu 60,4% cao hơn so với nữ giới 39,6%. Nhóm tuổi nhỏ <
 6 tuổi (32,4%) và tuổi lao động 18-59 tuổi (32,9%) tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn nhóm vị thành niên 6-18 tuổi (18,7%) và người già ≥ 60 tuổi (16,1%). Đối tượng bị từ hai khuyết tật trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất 32,1%, sau đó là khuyết tật nghe nói 18,4%. Khuyết tật trí tuệ chiếm tỷ lệ thấp nhất 6,7%. Nhìn chung tỷ lệ khuyết tật ở nam cao hơn nữ, riêng khuyết tật trí tuệ thì tỷ lệ ở nữ (3,6%) cao hơn ở nam (3,1%). Mức độ khuyết tật rất nặng chiếm 9,3%, nặng chiếm tỷ lệ cao vượt trội 79,0% và nhẹ chiếm 11,7%. Người khuyết tật ở nông thôn chiếm tỷ lệ 66,6%, gần gấp 2 lần ở thành thị. Thời gian khám giám định dưới 2 tuần chiếm tỷ lệ cao nhất 49%. Thời gian trung bình khám giám định 1 đối tượng mất 3,7 tuần. Hội đồng giám định không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật chiếm 89,9%. Do vậy, nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ khuyết tật ở nam cao hơn nữ. Tỷ lệ khuyết tật phân bố cao ở độ tuổi lao động 18-60 và <
 6 tuổi. Tỷ lệ khuyết tật nặng chiếm tỷ lệ cao vượt trội so với mức rất nặng và nhẹ. Tỷ lệ ở vùng nông thôn cao gần gấp 2 lần ở thành thị. Kết luận Bộ Y tế sớm nghiên cứu xây dựng chi tiết hơn các văn bản pháp luật hướng dẫn xác định dạng tật và mức độ khuyết tật nhằm giảm tỷ lệ không xác định được mức độ khuyết tật., Tóm tắt tiếng anh, Describe the situation of people with disabilities assessed at the Hanoi Medical Assessment Center in 2019.Methods A cross-sectional, retrospective descriptive study of 386 records of subjects who visited the Hanoi Medical Assessment Center from January 2015 to April 2019.Results The study showed that male subjects were 60.4% higher than female 39.6%. The young age group <
 6 years old (32.4%) and the working age group 18-59 (32.9%) accounted for a higher proportion than the youth group 6-18 (18.7%) and the elderly 60 years old (16.1%). Subjects with two or more disabilities accounted for the highest rate of 32.1%, followed by hearing, speech disabilities at 18.4%. Intellectual disability accounted for the lowest rate of 6.7%. In general, the rate of disability in men is higher than that of women. The rate of disability is very severe (9.3%), severe (79.0%) and mild (11.7%). People with disabilities in rural areas account for 66.6%, nearly twice as much as in urban areas. The time for examination and assessment is less than 2 weeks, accounting for the highest rate of 49%. The average time to examine one subject was 3.7 weeks. The assessment Committee could not conclude the level of disability, accounting for 89.9%. Conclusion The Ministry of Health should develop guidelines to identify the level of disability in order to reduce the rate of unidentified disability.
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH