Các bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn thường biểu hiện một loạt các triệu lâm sàng đa dạng, bao gồm cả những phàn nàn về cảm xúc và cơ thể. Đau là một triệu chứng cơ thể phổ biến ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu được thực hiện trên 109 bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn điều trị nội trú tại Viện Sức khoẻ tâm thần - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 1/2020 đến tháng 12/2021. Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang phân tích chùm ca bệnh. Kết quả thu được tuổi trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 48,67 ± 15,08. Tỉ lệ nữnam xấp xỉ 2,61. Có 61 bệnh nhân rối loạn trầm cảm tái diễn (55,96%) có triệu chứng đau. Trong các vị trí đau được ghi nhận, đau đầu mặt cổ xuất hiện thường xuyên nhất (41,28%).
* Phần lớn bệnh nhân cho thấy đau một vị trí (49,18%), đau kiểu tức nặng (75,41%), đau xuất hiện từ từ (90,16%), tính chất đau dao động trong ngày (32,79%), đau tăng lên khi gặp stress (62,30%), không có yếu tố rõ rệt giúp giảm đau (59,02%) và đau làm giảm chất lượng lao động, sinh hoạt (81,97%). So sánh trước và sau khi điều trị 4 tuần, điểm số đau theo thang VAS và điểm số trầm cảm theo thang HAM-D đều giảm có ý nghĩa thống kê với p đều bằng 0,000 (<
0,05)., Tóm tắt tiếng anh, Patients with recurrent depressive disorder often present a diverse range of clinical symptoms, including emotional and somatic complaints. Pain is a common somatic symptom in this group of patients. The study was conducted on 109 in-patients with recurrent depressive disorder at the Institute of Mental Health - Bach Mai Hospital from January 2020 to December 2021. This is a descriptive cross-sectional study and case cluster analysis. The study results obtained the mean age was 48.67 ± 15.08 and the female male ratio was approximately 2.6 1. There were 61 patients with recurrent depressive disorder (55.96%) with pain symptoms. Of the reported pain sites, headache was the most frequently (41.28%). The majority of patients reported pain in one location (49.18%), pressure-type pain (75.41%), pain with gradual onset (90.16%), pain that fluctuates during the day (32,79%), pain increases when experiencing stress (62.3%), there is no obvious factor to reduce pain (59.02%) and pain reduces the quality of work and living (81.97%). Comparing before and after 4 weeks of treatment, the pain score on the VAS scale and the depression score on the HAM-D scale both decreased, statistically significant with p = 0.000 (<
0.05).