Ở mọi thời đại của nền giáo dục Việt Nam, mỗi cơ sở giáo dục đại học đểu mang trong mình sứ mạng, tầm nhìn và giá trị cót lõi riêng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghể nghiệp
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cẩu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Muốn đạt được những mục tiêu trên thì yếu tố chất lượng của đội ngũ giảng viên (GV) luôn đóng vai trò nòng cốt, là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến chất lượng giáo dục và đào tạo, là tài nguyên học tập quan trọng nhất và có giá trị nhất đối với sinh viên. Chính vì điều đó mà đội ngũ GV hiện nay phải không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện năng lực bản thân trong tất cả các hoạt động phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu. Để tạo động lực và môi trường cho GV phấn đấu, Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành các văn bản quy phạm pháp luật vể vấn đề thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với GV trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.Tuy nhiên trong các văn bản quy phạm pháp luật này vẫn còn nhiểu quy định chưa rõ ràng, chưa cụ thể nên chưa thật sự đánh giá được chất lượng và sự cần thiết ở những cuộc thi thăng hạng GV. Những hạn chế, bất cập đó cẩn phải được điều chỉnh kịp thời để hoạt động thăng hạng GV thật sự phản ánh đúng người, đúng thực tế, đúng nhu cẩu,, Tóm tắt tiếng anh, In order to concretize regulations on changing professional titles for public employees, including lecturers at public universities, the State's competent agencies have issued many legal documents to guide the promotion of lecturer titles according to regulations. However, These documents still do not provide specific and clear regulations, which do not properly reflect the need and quality of lecturers before and after being appointed to new positions. The article mentions some inadequacies, shortcomings and proposes solutions to help the promotion of university lecturers really reflect the quality in the near future.