Phong trào Văn hóa mới (新文化运动),cũng được gọi là phong trào Văn hóa mới Ngũ Tứ(五四新文化运动)(1915-1923), là cuộc vận động cách tân văn hóa, tư tưởng do một bộ phận trí thức Trung Quốc phát động. Đó là các trí thức tên tuổi từng du học ở một số nước Âu Mỹ và Nhật Bản, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh phương Tây như Hồ Thích, Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu, Lỗ Tấn, Chu Tác Nhân, v.v.. Phong trào Văn hóa mới đưa ra mục tiêu tuyên truyền khoa học, dân chủ, phản đối chuyên chế, mê tín phong kiến. Trong bối cảnh đó, phong trào Văn hóa mới cũng khởi xướng một loạt các cuộc thảo luận về những vấn đề liên quan đến phụ nữ như phản biện quan niệm truyền thống về phụ nữ, kêu gọi thay đổi chế độ gia đình và nền giáo dục nữ giới trên cơ sở bình đẳng nam nữ, khuyến khích tự do yêu đương và tự do hôn nhân, đòi quyền độc lập về nghề nghiệp và kinh tế cho nữ giới, v.v.. Trong bài viết này, người viết bước đầu tìm hiểu những quan điểm và hoạt động của phong trào Văn hóa mới về vấn đề giáo dục nữ giới, từ đó xem xét những điểm tiến bộ hoặc hạn chế trong lý luận và thực tiễn vấn đề giáo dục nữ giới của phong trào này., Tóm tắt tiếng anh, The New Culture Movement {EHWTfcf&ggij) (also known as May Fourth New Culture Movement, occurring in China in 1915 - 1923) was a social reform movement led by one group of Chinese intellectuals featuring Hu Shih, Chen Duxiu, Li Dazhao, Lu Xun, Zhou Zuoren... Once studying abroad in some countries of Europe, United States and Japan, these men were strongly guided by concepts of the Western civilization. The New Culture Movement set goals of promoting science, democracy, human rights as well as criticized totalitarianism and superstitions. In the context of those activities, The New Culture Movement initiated a large amount of discussion of issues towards women such as criticizing traditional ideas of women, calling for change of the family structure and female education grounded in gender equality, promoting freedom to love and to get married, striving for women's independence of career and of their personal finance, etc. This paper attempts to examine the entire perspectives on female education proposed by The New Culture Movement and its implementation. From that basis, it aims to review the pros and cons of female education initiated by the movement both in theory and in practice.