Khảo sát tình hình dị ứng thuốc tại Bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế

 0 Người đánh giá. Xếp hạng trung bình 0

Tác giả: Nguyễn Hoài Anh Thư, Võ Thị Hồng Phượng

Ngôn ngữ: Vie

Ký hiệu phân loại: 615 Pharmacology and therapeutics

Thông tin xuất bản: Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế, 2022

Mô tả vật lý: 45485

Bộ sưu tập: Metadata

ID: 422180

 Dị ứng thuốc là một phản ứng quá mẫn với thuốc qua trung gian miễn dịch. Các phản ứng dị ứng xảy ra ở nhiều mức độ khác nhau, từ mức độ nhẹ như ngứa, phát ban trên da cho đến các trường hợp nặng, đe dọa tính mạng như sốc phản vệ, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử thượng bì nhiễm độc... Việc giám sát và xử trí kịp thời các phản ứng dị ứng thuốc đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Mục tiêu (1) Khảo sát các thuốc gây dị ứng thuốc tại Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế, (2) Phân tích các phản ứng dị ứng thuốc tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 90 báo cáo phản ứng có hại của thuốc thuộc loại phản ứng dị ứng thuốc tại bệnh viện Đại học Y Dược Huế giai đoạn 2017-2019. Nghiên cứu quan sát mô tả cắt ngang. Kết quả và kết luận Trong 3 năm ghi nhận 90 trường hợp dị ứng thuốc, chiếm tỷ lệ 65,2% tổng số các phản ứng có hại của thuốc. Dị ứng thuốc gặp ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất ở nhóm đối tượng từ 18-60 tuổi (48,9%) và gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới (64,4% so với 35,6%). Kháng khuẩn beta-lactam khác (bao gồm các cephalosporin, monobactam và carbapenem) là nhóm thuốc nghi ngờ thường gặp nhất (44,4%), với hoạt chất nghi ngờ nhiều nhất là ceftriaxon (20,0%). Tiêm/truyền tĩnh mạch là đường dùng chủ yếu gây ra dị ứng thuốc (81,1%). Các phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng chiếm 22,2% (20/90) tổng số trường hợp dị ứng, và chiếm 69,0% trong tổng số các phản ứng có hại của thuốc nghiêm trọng.
* Phần lớn phản ứng dị ứng thuốc được báo cáo xuất hiện sau khi dùng thuốc 1 giờ (71,1%)., Tóm tắt tiếng anh, Drug allergy is an immunosensitivity-mediated hypersensitivity reaction. Allergic reactions range from mild itching, skin rashes to severe, life-threatening cases such as anaphylaxis, Stevens-Johnson syndrome, and toxic epidermal necrolysis syndrome... Monitoring and timely management of drug allergic reactions plays an important role in ensuring patient safety. Objectives (1) To investigate drugs that caused drug allergy at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital
  (2) To analyze drug allergic reactions at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital. Materials and methods 90 reports of adverse drug reations belonging to the type of drug allergic reaction at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital in the period of 2017-2019. A descriptive, cross-sectional study. Results and Conclusions In 3 years, 90 cases of drug allergy were recorded, accounting for 65.2% of the total adverse drug reations. Drug allergy is common at all ages, most commonly in the 18-60 year olds group (48.9%) and more in women than in men (64.4% versus 35.6%). Other beta-lactam antibacterial agents (including cephalosporins, monobactam and carbapenem) were the most commonly suspected group of drugs (44.4%), with the most suspected active ingredient ceftriaxon (20.0%). Injection/intravenous infusion was the main route to cause drug allergy (81.1%). Serious allergic reactions account for 22.2% (20/90) of all allergic cases, and 69.0% of all severe adverse drug reations. The majority of reported allergic reactions occurred 1 hour after taking the drug (71.1%).
Tạo bộ sưu tập với mã QR

THƯ VIỆN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

ĐT: (028) 71010608 | Email: tt.thuvien@hutech.edu.vn

Copyright @2024 THƯ VIỆN HUTECH