Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân ung thư vú tái phát di căn và đánh giá kết quả hóa trị phác đồ paclitaxel trong điều trị nhóm bệnh nhân trên. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu mô tả hồi cứu trên 39 bệnh nhân được chẩn đoán ung thư biểu mô tuyến vú giai đoạn tái phát di căn điều trị bằng phác đồ paclitaxel đơn trị. Kết quả Đặc điểm nhóm nghiên cứu Tuổi trung bình ở thời điểm tái phát, di căn là 56,8 ±9,8 tuổi. Trong 32 bệnh nhân tái phát, thời gian tái phát sau điều trị triệt căn trung bình là 39 tháng. Tỷ lệ đáp ứng chung của phác đồ là 33,3%
trong đó 5,1% đáp ứng hoàn toàn, đáp ứng 1 phần là 28,2%, bệnh giữ nguyên 46,2%. Tỷ lệ đáp ứng ở nhóm bệnh nhân điều trị phác đồ bước 1 là 40,7%, cao hơn so với nhóm bệnh nhân điều ở bước 2 là 25%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,031. Trung vị thởi gian sống thêm bệnh không tiến triển là 5,6 ± 0,3 tháng. Độc tính của phác đồ thường gặp chủ yếu là độ 1, 2. Các độc tính thường gặp là hạ bạch cầu hạt (33,3%), hạ huyết sắc tố (38,6%), hạ tiểu cầu (10,3%), rụng tóc (38,5%), độc tính thần kinh (51,3%). Kết luận Phác đồ hóa chất paclitaxel giúp cải thiện tỉ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm bệnh không tiến triển cho bệnh nhân ung thư vú tái phát hoặc di căn. Bệnh nhân dung nạp thuốc tương đối tốt do vậy có thể áp dụng trong điều trị trong điều kiện hiện nay ở nước ta hiện nay., Tóm tắt tiếng anh, Describe the clinical and paraclinical characteristics of metastatic breast cancer patients and evaluate the efficacy of paclitaxel regimen for recurrent or metastatic in breast cancer. Patients and methods Retrospective, descriptive study on 39 patients with recurrent or metastatic of breast cancer, were treated with paclitaxel chemotherapy regimen at National Cancer Hospital. Results The mean age was 56,8 ±9,8. In 32 patients of recurrent, mean time to first recurrence was 39 months. The overall response rate (ORR) of the regimen was 33,3 %. The complete response rate was 5,1%, the partial response rate was 28,2%, 46,2% of the patients were stable. ORR in first-line therapy was better than that in the second-line of treatment (ORR 40,7% vs 25%
p=0,031). The median progression-free survival was 5,6 ± 0,3 months. The common toxicity was neutropenia (33,5%), anemia (38,6%), 10,3% for thrombocytopenia, hair loss (38,5%), and 51,3% for neurotoxicity. Conclusion Paclitaxel regimen chemotherapy is effective in high response rates and progression-free survival for patients with recurrent or metastatic of breast cancer. It is well tolerated by patients. Therefore, it can be widely applied in clinical practice.