Bài viết khái quát một vài nét về phong trào kháng chiến của quân và dân Nam Kỳ trong buổi đầu thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Từ lực lượng quân đội triều đình cho đến những đội dân binh tự tổ chức đã anh dũng chống trả kẻ thù, bảo vệ thành trì, bảo vệ vùng đất quê hương. Khi Pháp lần lượt chiếm thành Gia Định, sau đó thôn tính 3 tỉnh miền Đông, rồi Nam Kỳ lục tỉnh, quân dân Nam Kỳ vẫn không chịu khuất phục, tiếp tục tiến hành những cuộc khởi nghĩa gây cho quân Pháp khó khăn trong việc bình định. Có nhiều ý kiến cho rằng sau Hiệp ước Nhâm Tuất (1862) vua Tự Đức đã ngả sang phe chủ hòa và bỏ rơi các cuộc kháng chiến của nhân dân. Tuy nhiên, khảo cứu nhiều nguồn tư liệu, chúng tôi nhận thấy dù đã ký Hiệp ước và mất ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ cho Pháp, vua Tự Đức vẫn duy trì chính sách hai mặt, một mặt ra lệnh bãi binh (theo yêu cầu của Hiệp ước), mặt khác vẫn âm thầm khích lệ, ủng hộ các cuộc khởi nghĩa chống pháp ở Nam Kỳ đến năm 1866., Tóm tắt tiếng anh, The article outlines a few features of the resistance movement of Cochinchina troops and people in the early days of the French colonialists' invasion in Vietnam. From the imperial army to the self-organized militias, they have bravely fought against the enemy to protect the citadel and protect the homeland. When the French occupied Gia Dinh citadel and 3 Eastern provinces, then six Cochinchina provinces, the Cochinchina army and people still did not submit, continuing to conduct uprisings that made it difficult for the French army's invasion. There are many opinions that after the treaty of Nham Tuat (1862), King Tu Duc has switched to the side of peace faction and abandoned the resistance movement of the people. However, from many research sources, we realized that although he signed the treaty and lost 3 provinces in the Southeast to France, King Tu Duc still implemented the double-sided policy, on one side ordered a military abolition (at the request of the Treaty), on the other side still silently encouraged and supported the uprisings against the French in Cochinchina until 1866.